Truy cập

Hôm nay:
10
Hôm qua:
125
Tuần này:
302
Tháng này:
7010
Tất cả:
238792

Ý kiến thăm dò

Dấu ấn văn hóa làng Mưng

Ngày 06/04/2023 08:05:34

Đền Mưng- làng Côn Sơn – xã Trung Thành là di tích lịch sử văn hóa được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp bằng công nhận từ năm 1994. Tháng 12 năm 2019, Lễ hội đền Mưng xã Trung Thành vinh dự được Bộ trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đưa vào Danh mục Di sản phi vật thể cấp quốc gia. Hằng năm cứ vào các ngày 3,4-5/3 âm lịch, nhân dân làng Côn Sơn lại tổ chức Lễ hội với rất nhiều hoạt động độc đáo mang nét văn hóa đặc trưng của Đền Mưng và địa phương Trung Thành.

Làng Mưng xưa có tên chữ là Côn Sơn thuộc xã Thanh Nê, tổng Cổ Định, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Nay là thôn Côn Sơn, thuộc xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Làng nằm ở ngay sườn núi phía Tây núi Nưa, ở trung tâm làng có núi Mưng (Côn Sơn) sừng sững. Hình thế của làng là sự xen lẫn của núi, sông Lãng và Ngàn Nưa tạo nên một cảnh sắc “non nước hữu tình”. Đặc biệt, làng Mưng còn lưu giữ đậm nét các giá trị lịch sử - văn hóa của vùng đất và con người nơi đây qua hàng ngàn năm.

Từ xa xưa, làng Mưng đã nằm trong vùng đất trung tâm (vùng Cầu Quan), nơi đặt lỵ sở của huyện Nông Cống tới tận năm 1982.

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, làng Mưng luôn gắn liền với mọi biến cố lịch sử trên vùng đất Nông Cống. Cùng với Ngàn Nưa (Triệu Sơn), nhân dân làng Mưng đã tham gia cuộc khởi nghĩa vào năm 248 do nữ anh hùng Triệu Thị Trinh khởi xướng. Đến thế kỷ VII, khi Lê Ngọc (Thái thú quận Cửu Chân) chống lại nhà Đường, đã được nhân dân Thanh Hóa, trong đó có làng Mưng hết lòng ủng hộ, chứng cứ ghi nhận được thể hiện ở hàng trăm ngôi đền thờ Đức Thánh Lưỡng Ngũ vị (tức 5 cha con Lê Ngọc) suốt từ Đông Sơn, Triệu Sơn đến Nông Cống... Riêng làng Mưng tại Trung Thành huyện Nông Cống, đền thờ Tam Xung Tá Quốc, người con trai thứ tư của Lê Ngọc có nhiều công tích được coi là đền lớn nhất, liệt vào hàng “Quốc tế” suốt thời phong kiến. Nhân dân nơi đây đã hết sức khâm phục, kính trọng cha con Lê Ngọc với hành động chống lại nhà Đường.

Bên cạnh những giá trị lịch sử, làng Mưng vẫn còn bảo lưu được các giá trị di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể như: đền, đài, miếu mạo, kiến trúc nghệ thuật, cùng với những lễ hội, các trò Lễ hội đền Mưng nhằm tri ân công lao của Thánh Lưỡng Tham Xung Tá Quốc. Thánh là người con trai thứ tư của Lê Ngọc, đã dũng cảm hy sinh tại Bến Đá (trên dòng sông Lãng) của làng Mưng. Trong tiềm thức văn hóa dân gian, Thánh Lưỡng ngũ vị trở thành chỗ dựa tinh thần của nhân dân, nên trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn có tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng.

Đến đời Hậu Lê thứ 14 thế kỷ thứ 15 xây dựng thành đền thờ gọi là Đền Mưng, nơi thờ tự Đức thánh lưỡng Tham xung tá quốc, húy danh là Lê Hữu nhân dân thường gọi là chàng Út lãng đại vương, ngày húy nhật là ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lịch sử còn ghi lại rằng

Thế đức lưu truyền tùy đại nghiệp

Trùng tu hiển ứng địa Côn minh

Đền Mưng tọa lạc ở hữu ngạn bờ sông Lãng, trước mặt là con đường lớn kéo từ đền Mối xuống đền Cầu Quan. Ngôi đền Mưng xưa kia nguy nga đồ sộ nhất vùng, đền xưa có hậu cung chính tẩm, 5 gian tiền tế, có sân chầu, có giải vũ hai bên và tường bao quanh, có nghi môn, tam quan. Trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đền Mưng đã bị bom đạn tàn phá. Ngày nay, trên nền cũ, nhân dân góp công xây dựng lại để hàng năm tế tự.

Theo tục lệ, lễ hội đền Mưng một năm tổ chức hai lần vào mùa xuân. Lần thứ nhất là lễ hội Bơi thờ (đua thuyền trên sông Lãng) từ ngày mùng 2 tết đến mùng 5 tết. Lần thứ hai là Chính Kỵ và lễ hội chèo thờ từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch.

Từ lễ hội đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa, đó là các hình thức chèo thuyền như: Chèo bơi, chèo đua chèo cạn, chèo thờ vừa thể hiện tính văn hóa thông qua múa hát. Đặc biệt, nổi bật là “trò hát chèo thờ làng Mưng” một hình thức diễn xướng trong lễ hội đã trở thành môn nghệ thuật sân khấu độc đáo, riêng biệt ở làng Mưng.

Hát chèo thờ có hai loại: hát chèo cạn (diễn ra tại sân đền) và hát chèo nước (diễn ra trên sông lãng Giang) mỗi loại đều có cách trình diễn, lời ca, tiết tấu và giai điệu khác nhau.

Theo lệ cũ vào Sáng mùng 5.3 âm lịch, sau cuộc đại tế, hát chèo cạn bắt đầu tại sân đền Mưng. Dân làng lúc này sẽ đặt một thuyền rồng khung bằng tre đan chính giữa sân, bọc vải đỏ, không có đáy, lấy hướng chính tẩm làm hướng cho đầu thuyền. Sẽ có 12 người phụ nữ mặc áo mớ ba, vấn khăn đỏ, tóc bỏ đuôi gà, yếm đào, váy lĩnh, thắt lưng xanh đứng vào lòng thuyền thành hai hàng dọc theo mạn thuyền, mỗi người cầm một mái chèo, miệng hát tay chèo theo nhịp trống: ...Hàng năm cứ đến tháng ba / Vui chung tế kỵ, dân ta chèo thuyền.

Trong khi đó, dưới bến Đá, năm chiếc thuyền rồng lớn, trang trí nhiều màu sắc rực rỡ, lòng thuyền làm thành nhà có mái che, hai bên mạn thuyền mỗi bên có sáu cửa hoa, mỗi cửa hoa đặt một mái chèo sơn son, phía trong là ghế ngồi của quân bơi... đã đậu sẵn ở bến Đá, tất cả mũi thuyền đều quay về xuôi. Số lượng quân bơi ở mỗi thuyền là 12 cô gái thanh tân, ăn mặc hệt như 12 con hát đang chèo cạn trên sân đình. Chờ đợi đón thánh trẻ Tham Xung Tá Quốc rước về đền vua Bà (xã Tế Tân nay là xã Tế Nông) thăm chị gái là Trịnh Liệt Tam Giang thần mẫu. Từ bến Đá xuôi theo dòng Lãng Giang đến ngã ba Tam Giang để lên đền vua bà dài 7 km. Đi trước là hai thuyền khai lộ (mở đường), tiếp sau là một thuyền cụ soạn (thuyền hương án), tiếp đến là một thuyền chính ngự (thánh ngự) và sau cùng là một thuyền chở các thứ lặt vặt nhằm phục vụ “nhu yếu phẩm” cho bốn thuyền đi trước.

Khi nghe hiệu lệnh phát ra từ trên án thờ, các quân bơi bước xuống thuyền, treo nón lên vách, ngồi vào ghế, tay cầm mái chèo son.

Chèo thờ làng Mưng có bốn tấn (vở chèo) khá nổi tiếng:Tống Trân Cúc Hoa, Thục Vân, Tuấn Khanh, Lưu Quân Bình.Nghệ nhân Lê Huy Cẩn (68 tuổi) cho biết: “Vở diễn như là kể chuyện bằng hành động, không chia màn cắt cảnh. Nhân vật chỉ cần nói một câu hoặc đi một vòng sân khấu là không gian đã chuyển từ nơi này sang nơi khác. Cũng như vậy, người học trò chỉ học vài phút trên sân khấu, qua một câu nói của ông thầy là đã qua ba năm học ở trường”.

“So với chèo nơi khác đệm bằng i để luyến láy cho óng mượt câu hát thì chèo làng Mưng lại dùng a ở mỗi đoạn, mỗi câu. Văn trong lịch sử dụng các thể thơ 6/8, thơ 8 chữ cùng những đoạn văn xuôi đối thoại, nhưng phần lớn là sử dụng thể thơ 4 chữ. Thứ nữa là, chèo làng Mưng mặc dù có sử dụng một số làn điệu chèo đồng bằng Bắc Bộ như nói lối, nói sử, hát cách, nhưng chủ yếu dùng các làn điệu mang sắc thái, âm điệu của dân ca Thanh Hóa nhưVãn lên đường, Vãn tuyết sương, Vãn khổng, Hát chú tiếu, Hát than, Đào lý một cành, Đò đưa, Nói nhịp một, Hát lão say...”

Ngày nay, nhiều phần trong lễ hội đền Mưng được lược bỏ và ngày tổ chức lễ hội cũng rút ngắn để phù hợp với tình hình mới. Để hiểu sâu hơn về những nét văn hóa độc đáo của Lễ hội Đền Mưng và để được lắng nghe những làn điệu chèo thờ - chèo A, mà chỉ ở Lễ hội Đền Mưng mới có

Một năm có mấy tháng Ba

Mùng Năm lễ hội để ta cùng về

Xin kính mời nhân dân và du khách thập phương hãy về với Lễ hội đền Mưng vào ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch – Ngày Thánh Kỵ Tham xung Tá quốc và Đức thánh lưỡng ngũ vị tại đền Mưng làng Côn Sơn xã Trung Thành. Bởi nơi đây, nhân dân làng Mưng nói chung và nhân dân Trung Thành nói riêng vẫn tiếp tục gìn giữ nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của địa phương nhất là trò diễn hát chèo thờ vào dịp Chính kỵ nhằm tưởng nhớ công đức của Tham xung tá quốc và đức thánh lưỡng ngũ vị. cũng là dịp để giáo dục các thể hệ con nhau thấm nhuần truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Dấu ấn văn hóa làng Mưng

Đăng lúc: 06/04/2023 08:05:34 (GMT+7)

Đền Mưng- làng Côn Sơn – xã Trung Thành là di tích lịch sử văn hóa được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp bằng công nhận từ năm 1994. Tháng 12 năm 2019, Lễ hội đền Mưng xã Trung Thành vinh dự được Bộ trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đưa vào Danh mục Di sản phi vật thể cấp quốc gia. Hằng năm cứ vào các ngày 3,4-5/3 âm lịch, nhân dân làng Côn Sơn lại tổ chức Lễ hội với rất nhiều hoạt động độc đáo mang nét văn hóa đặc trưng của Đền Mưng và địa phương Trung Thành.

Làng Mưng xưa có tên chữ là Côn Sơn thuộc xã Thanh Nê, tổng Cổ Định, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Nay là thôn Côn Sơn, thuộc xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Làng nằm ở ngay sườn núi phía Tây núi Nưa, ở trung tâm làng có núi Mưng (Côn Sơn) sừng sững. Hình thế của làng là sự xen lẫn của núi, sông Lãng và Ngàn Nưa tạo nên một cảnh sắc “non nước hữu tình”. Đặc biệt, làng Mưng còn lưu giữ đậm nét các giá trị lịch sử - văn hóa của vùng đất và con người nơi đây qua hàng ngàn năm.

Từ xa xưa, làng Mưng đã nằm trong vùng đất trung tâm (vùng Cầu Quan), nơi đặt lỵ sở của huyện Nông Cống tới tận năm 1982.

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, làng Mưng luôn gắn liền với mọi biến cố lịch sử trên vùng đất Nông Cống. Cùng với Ngàn Nưa (Triệu Sơn), nhân dân làng Mưng đã tham gia cuộc khởi nghĩa vào năm 248 do nữ anh hùng Triệu Thị Trinh khởi xướng. Đến thế kỷ VII, khi Lê Ngọc (Thái thú quận Cửu Chân) chống lại nhà Đường, đã được nhân dân Thanh Hóa, trong đó có làng Mưng hết lòng ủng hộ, chứng cứ ghi nhận được thể hiện ở hàng trăm ngôi đền thờ Đức Thánh Lưỡng Ngũ vị (tức 5 cha con Lê Ngọc) suốt từ Đông Sơn, Triệu Sơn đến Nông Cống... Riêng làng Mưng tại Trung Thành huyện Nông Cống, đền thờ Tam Xung Tá Quốc, người con trai thứ tư của Lê Ngọc có nhiều công tích được coi là đền lớn nhất, liệt vào hàng “Quốc tế” suốt thời phong kiến. Nhân dân nơi đây đã hết sức khâm phục, kính trọng cha con Lê Ngọc với hành động chống lại nhà Đường.

Bên cạnh những giá trị lịch sử, làng Mưng vẫn còn bảo lưu được các giá trị di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể như: đền, đài, miếu mạo, kiến trúc nghệ thuật, cùng với những lễ hội, các trò Lễ hội đền Mưng nhằm tri ân công lao của Thánh Lưỡng Tham Xung Tá Quốc. Thánh là người con trai thứ tư của Lê Ngọc, đã dũng cảm hy sinh tại Bến Đá (trên dòng sông Lãng) của làng Mưng. Trong tiềm thức văn hóa dân gian, Thánh Lưỡng ngũ vị trở thành chỗ dựa tinh thần của nhân dân, nên trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn có tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng.

Đến đời Hậu Lê thứ 14 thế kỷ thứ 15 xây dựng thành đền thờ gọi là Đền Mưng, nơi thờ tự Đức thánh lưỡng Tham xung tá quốc, húy danh là Lê Hữu nhân dân thường gọi là chàng Út lãng đại vương, ngày húy nhật là ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lịch sử còn ghi lại rằng

Thế đức lưu truyền tùy đại nghiệp

Trùng tu hiển ứng địa Côn minh

Đền Mưng tọa lạc ở hữu ngạn bờ sông Lãng, trước mặt là con đường lớn kéo từ đền Mối xuống đền Cầu Quan. Ngôi đền Mưng xưa kia nguy nga đồ sộ nhất vùng, đền xưa có hậu cung chính tẩm, 5 gian tiền tế, có sân chầu, có giải vũ hai bên và tường bao quanh, có nghi môn, tam quan. Trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đền Mưng đã bị bom đạn tàn phá. Ngày nay, trên nền cũ, nhân dân góp công xây dựng lại để hàng năm tế tự.

Theo tục lệ, lễ hội đền Mưng một năm tổ chức hai lần vào mùa xuân. Lần thứ nhất là lễ hội Bơi thờ (đua thuyền trên sông Lãng) từ ngày mùng 2 tết đến mùng 5 tết. Lần thứ hai là Chính Kỵ và lễ hội chèo thờ từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch.

Từ lễ hội đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa, đó là các hình thức chèo thuyền như: Chèo bơi, chèo đua chèo cạn, chèo thờ vừa thể hiện tính văn hóa thông qua múa hát. Đặc biệt, nổi bật là “trò hát chèo thờ làng Mưng” một hình thức diễn xướng trong lễ hội đã trở thành môn nghệ thuật sân khấu độc đáo, riêng biệt ở làng Mưng.

Hát chèo thờ có hai loại: hát chèo cạn (diễn ra tại sân đền) và hát chèo nước (diễn ra trên sông lãng Giang) mỗi loại đều có cách trình diễn, lời ca, tiết tấu và giai điệu khác nhau.

Theo lệ cũ vào Sáng mùng 5.3 âm lịch, sau cuộc đại tế, hát chèo cạn bắt đầu tại sân đền Mưng. Dân làng lúc này sẽ đặt một thuyền rồng khung bằng tre đan chính giữa sân, bọc vải đỏ, không có đáy, lấy hướng chính tẩm làm hướng cho đầu thuyền. Sẽ có 12 người phụ nữ mặc áo mớ ba, vấn khăn đỏ, tóc bỏ đuôi gà, yếm đào, váy lĩnh, thắt lưng xanh đứng vào lòng thuyền thành hai hàng dọc theo mạn thuyền, mỗi người cầm một mái chèo, miệng hát tay chèo theo nhịp trống: ...Hàng năm cứ đến tháng ba / Vui chung tế kỵ, dân ta chèo thuyền.

Trong khi đó, dưới bến Đá, năm chiếc thuyền rồng lớn, trang trí nhiều màu sắc rực rỡ, lòng thuyền làm thành nhà có mái che, hai bên mạn thuyền mỗi bên có sáu cửa hoa, mỗi cửa hoa đặt một mái chèo sơn son, phía trong là ghế ngồi của quân bơi... đã đậu sẵn ở bến Đá, tất cả mũi thuyền đều quay về xuôi. Số lượng quân bơi ở mỗi thuyền là 12 cô gái thanh tân, ăn mặc hệt như 12 con hát đang chèo cạn trên sân đình. Chờ đợi đón thánh trẻ Tham Xung Tá Quốc rước về đền vua Bà (xã Tế Tân nay là xã Tế Nông) thăm chị gái là Trịnh Liệt Tam Giang thần mẫu. Từ bến Đá xuôi theo dòng Lãng Giang đến ngã ba Tam Giang để lên đền vua bà dài 7 km. Đi trước là hai thuyền khai lộ (mở đường), tiếp sau là một thuyền cụ soạn (thuyền hương án), tiếp đến là một thuyền chính ngự (thánh ngự) và sau cùng là một thuyền chở các thứ lặt vặt nhằm phục vụ “nhu yếu phẩm” cho bốn thuyền đi trước.

Khi nghe hiệu lệnh phát ra từ trên án thờ, các quân bơi bước xuống thuyền, treo nón lên vách, ngồi vào ghế, tay cầm mái chèo son.

Chèo thờ làng Mưng có bốn tấn (vở chèo) khá nổi tiếng:Tống Trân Cúc Hoa, Thục Vân, Tuấn Khanh, Lưu Quân Bình.Nghệ nhân Lê Huy Cẩn (68 tuổi) cho biết: “Vở diễn như là kể chuyện bằng hành động, không chia màn cắt cảnh. Nhân vật chỉ cần nói một câu hoặc đi một vòng sân khấu là không gian đã chuyển từ nơi này sang nơi khác. Cũng như vậy, người học trò chỉ học vài phút trên sân khấu, qua một câu nói của ông thầy là đã qua ba năm học ở trường”.

“So với chèo nơi khác đệm bằng i để luyến láy cho óng mượt câu hát thì chèo làng Mưng lại dùng a ở mỗi đoạn, mỗi câu. Văn trong lịch sử dụng các thể thơ 6/8, thơ 8 chữ cùng những đoạn văn xuôi đối thoại, nhưng phần lớn là sử dụng thể thơ 4 chữ. Thứ nữa là, chèo làng Mưng mặc dù có sử dụng một số làn điệu chèo đồng bằng Bắc Bộ như nói lối, nói sử, hát cách, nhưng chủ yếu dùng các làn điệu mang sắc thái, âm điệu của dân ca Thanh Hóa nhưVãn lên đường, Vãn tuyết sương, Vãn khổng, Hát chú tiếu, Hát than, Đào lý một cành, Đò đưa, Nói nhịp một, Hát lão say...”

Ngày nay, nhiều phần trong lễ hội đền Mưng được lược bỏ và ngày tổ chức lễ hội cũng rút ngắn để phù hợp với tình hình mới. Để hiểu sâu hơn về những nét văn hóa độc đáo của Lễ hội Đền Mưng và để được lắng nghe những làn điệu chèo thờ - chèo A, mà chỉ ở Lễ hội Đền Mưng mới có

Một năm có mấy tháng Ba

Mùng Năm lễ hội để ta cùng về

Xin kính mời nhân dân và du khách thập phương hãy về với Lễ hội đền Mưng vào ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch – Ngày Thánh Kỵ Tham xung Tá quốc và Đức thánh lưỡng ngũ vị tại đền Mưng làng Côn Sơn xã Trung Thành. Bởi nơi đây, nhân dân làng Mưng nói chung và nhân dân Trung Thành nói riêng vẫn tiếp tục gìn giữ nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của địa phương nhất là trò diễn hát chèo thờ vào dịp Chính kỵ nhằm tưởng nhớ công đức của Tham xung tá quốc và đức thánh lưỡng ngũ vị. cũng là dịp để giáo dục các thể hệ con nhau thấm nhuần truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Người tốt, việc tốt

Dự báo thời tiết Thanh Hóa