Truy cập

Hôm nay:
150
Hôm qua:
174
Tuần này:
1598
Tháng này:
6412
Tất cả:
230998

Ý kiến thăm dò

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, hạn chế nguy cơ cháy nổ do sự cố thiết bị điện

Ngày 27/03/2024 10:23:33

Có thể thấy,sự cố thiết bị điện trên cây cột điện vàcác vụ cháy do sự cố về điện nếu không được xử lý kịp thời sẽ thường gây cháy lan, cháy lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản, để lại hậu quả đau lòng cho gia đình và xã hội.

Đồng chí Thượng tá Lê Như Cường, Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công antỉnh cho biết, mặc dù thời gian qua lựclượng chức năng đãđã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất nêu cao tinh thần cảnh giác, đề phòng cháy nổ do điện xảy ra, song nhiều hộ dân vẫn còn chủ quan, dẫn đến hậu quả là có hơn66%vụ cháy xảy ra liên quan đến sự cố về điện, nhiều vụ gây thiệt hại nghiêm trọng. Đơn vị cũng đã thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại các khu dân cư, nhà dân, kết quả cho thấy tình trạng người dân chưa chấp hành các quy định của Nhà nước về công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy trong việc sử dụng các thiết bị điện vẫn còn khá phổ biến.Thêm mộtthựctrạng đóđường dây điện, dây cáp chằng chịt nhưmạngnhệnđiệntrên các cột điện,trước các hệ thống công tơ vào nhà dân, cơ sở cũng đang là thực trạng khiến nhiều vụ cháy chập điện lan từ các thiết bị điện, đường dây điện đi vào nhà dân gây cháy lan, cháy lớn...

Điều này đặt ra một vấn đề đó là tình trạng mất an toàn trong sử dụng điện tại hộ gia đình và nguy cơ cháy nổ đối với hệ thống dây dẫn điện, cáp điện bên ngoài công tơ.

Để hạn chế, phòng ngừa, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do sự cố cháy nổ về điện gây ra trong gia đình, PhòngCảnh sát PCCC và CNCHkhuyến cáo người dânnên tuân thủ các quy định về sử dụng điện an toàntrong gia đình:

Một là, Không dùng dây điện trần (không vỏ) để dẫn điện. Không để thiết bị dùng điện, dây điện quá gần các thiết bị dễ cháy như xốp, thùng carton, giấy... vì những vật liệu này rất dễ bắt lửa. Không đi dây dẫn điện trên mái tôn, tránh quá trình cọ xát làm đứt dây, gây hiện tượng chập mạch dẫn đến cháy. Nên luồn dây điện trong những ống luồn chuyên dụng có khả năng chống cháy cao. Không đi dây dẫn điện qua tấm lót sàn hoặc treo trên tường, vách làm bằng vật liệu dễ cháy. Tính toán, lựa chọn tiết diện dây dẫn phù hợp công suất của thiết bị điện để dây dẫn không bị quá tải gây ra cháy…

Hailà,Không dùng ổ cắm có nhiều đường ra để cùng lúc sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ điện có công suất cao. Đối với trường hợp ổ cắm không chặt với phích cắm thường phát sinh tia lửa điện khi sử dụng, cần kiểm tra và khắc phục ngay tình trạng này trước khi sử dụng.

Balà,Những thiết bị điện, đồ dùng điện quá cũ cần phải được kiểm tra thường xuyên để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế (đặc biệt là máy điều hòa nhiệt độ). Khi không còn nhu cầu sử dụng các thiết bị điện nữa hoặc trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện thì phải ngắt ngay các thiết bị điện ra khỏi nguồn điện (bàn là, siêu điện, bếp điện,…).

Bốnlà,Đường dây dẫn điện, các cầu chì, cầu dao không để bị gỉ, nếu bị gỉ thì nơi gỉ là nơi phát nhiệt lớn. Những nơi cách điện bị chập, nhựa cách điện bị biến màu là những nơi dễ phát lửa khi dòng điện bị quá tải, cần được thay dây mới, phải thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh cho các thiết bị điện.

Đặc biệt, trước khi ra khỏi nhà phải tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ, đồ dùng điện và trước khi đi ngủ phải kiểm tra lại các thiết bị, đồ dùng như đèn, quạt,… cắt điện đối với các thiết bị điện không cần thiết. Đối với các cơ quan, nhà máy, xưởng sản xuất, cơ sở hoạt động kinh doanh, buôn bán cần có thiết bị thường xuyên sử dụng nguồn điện phải bố trí người có chuyên môn thường trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra…

Khi xảy ra cháy phải nhanh chóng cắt cầu dao điện tổng, báo cho mọi người xung quanh biết, báo Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 và dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa. Cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện.

Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn Phòng chống cháy nổ đối với hệ thống điện, dây cáp bên ngoài công tơ, thì rất cần ngành điện, cơ quan cung ứng mua bán điện phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác quản lý đối với đường dây cung ứng điện, thường xuyên kiểm tra đối với các đơn vị sử dụng điện;tổchứckiểm tra,bảo dưỡng,thay mới các đường dây dẫn điện bên ngoài công tơ.

Tổ chức bảo dưỡng các biến áp, trụ điện và đường tải điện, ngầm hóa các đường dây điện, dây cáp để trả lại sự thoáng đãng, sạch đẹp cho các tuyến phố, khu dân cư, xóa bỏ những nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ do các đường dây điện cóthể mang tới. Có như vậy thì mới làm giảm được số vụ cháy, thiệt hại do cháy nổ gây ra bởi các nguyên nhân về sự cố hệ thống thiết bị điện. Góp phần kiềm chế số vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, hạn chế nguy cơ cháy nổ do sự cố thiết bị điện

Đăng lúc: 27/03/2024 10:23:33 (GMT+7)

Có thể thấy,sự cố thiết bị điện trên cây cột điện vàcác vụ cháy do sự cố về điện nếu không được xử lý kịp thời sẽ thường gây cháy lan, cháy lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản, để lại hậu quả đau lòng cho gia đình và xã hội.

Đồng chí Thượng tá Lê Như Cường, Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công antỉnh cho biết, mặc dù thời gian qua lựclượng chức năng đãđã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất nêu cao tinh thần cảnh giác, đề phòng cháy nổ do điện xảy ra, song nhiều hộ dân vẫn còn chủ quan, dẫn đến hậu quả là có hơn66%vụ cháy xảy ra liên quan đến sự cố về điện, nhiều vụ gây thiệt hại nghiêm trọng. Đơn vị cũng đã thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại các khu dân cư, nhà dân, kết quả cho thấy tình trạng người dân chưa chấp hành các quy định của Nhà nước về công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy trong việc sử dụng các thiết bị điện vẫn còn khá phổ biến.Thêm mộtthựctrạng đóđường dây điện, dây cáp chằng chịt nhưmạngnhệnđiệntrên các cột điện,trước các hệ thống công tơ vào nhà dân, cơ sở cũng đang là thực trạng khiến nhiều vụ cháy chập điện lan từ các thiết bị điện, đường dây điện đi vào nhà dân gây cháy lan, cháy lớn...

Điều này đặt ra một vấn đề đó là tình trạng mất an toàn trong sử dụng điện tại hộ gia đình và nguy cơ cháy nổ đối với hệ thống dây dẫn điện, cáp điện bên ngoài công tơ.

Để hạn chế, phòng ngừa, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do sự cố cháy nổ về điện gây ra trong gia đình, PhòngCảnh sát PCCC và CNCHkhuyến cáo người dânnên tuân thủ các quy định về sử dụng điện an toàntrong gia đình:

Một là, Không dùng dây điện trần (không vỏ) để dẫn điện. Không để thiết bị dùng điện, dây điện quá gần các thiết bị dễ cháy như xốp, thùng carton, giấy... vì những vật liệu này rất dễ bắt lửa. Không đi dây dẫn điện trên mái tôn, tránh quá trình cọ xát làm đứt dây, gây hiện tượng chập mạch dẫn đến cháy. Nên luồn dây điện trong những ống luồn chuyên dụng có khả năng chống cháy cao. Không đi dây dẫn điện qua tấm lót sàn hoặc treo trên tường, vách làm bằng vật liệu dễ cháy. Tính toán, lựa chọn tiết diện dây dẫn phù hợp công suất của thiết bị điện để dây dẫn không bị quá tải gây ra cháy…

Hailà,Không dùng ổ cắm có nhiều đường ra để cùng lúc sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ điện có công suất cao. Đối với trường hợp ổ cắm không chặt với phích cắm thường phát sinh tia lửa điện khi sử dụng, cần kiểm tra và khắc phục ngay tình trạng này trước khi sử dụng.

Balà,Những thiết bị điện, đồ dùng điện quá cũ cần phải được kiểm tra thường xuyên để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế (đặc biệt là máy điều hòa nhiệt độ). Khi không còn nhu cầu sử dụng các thiết bị điện nữa hoặc trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện thì phải ngắt ngay các thiết bị điện ra khỏi nguồn điện (bàn là, siêu điện, bếp điện,…).

Bốnlà,Đường dây dẫn điện, các cầu chì, cầu dao không để bị gỉ, nếu bị gỉ thì nơi gỉ là nơi phát nhiệt lớn. Những nơi cách điện bị chập, nhựa cách điện bị biến màu là những nơi dễ phát lửa khi dòng điện bị quá tải, cần được thay dây mới, phải thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh cho các thiết bị điện.

Đặc biệt, trước khi ra khỏi nhà phải tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ, đồ dùng điện và trước khi đi ngủ phải kiểm tra lại các thiết bị, đồ dùng như đèn, quạt,… cắt điện đối với các thiết bị điện không cần thiết. Đối với các cơ quan, nhà máy, xưởng sản xuất, cơ sở hoạt động kinh doanh, buôn bán cần có thiết bị thường xuyên sử dụng nguồn điện phải bố trí người có chuyên môn thường trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra…

Khi xảy ra cháy phải nhanh chóng cắt cầu dao điện tổng, báo cho mọi người xung quanh biết, báo Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 và dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa. Cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện.

Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn Phòng chống cháy nổ đối với hệ thống điện, dây cáp bên ngoài công tơ, thì rất cần ngành điện, cơ quan cung ứng mua bán điện phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác quản lý đối với đường dây cung ứng điện, thường xuyên kiểm tra đối với các đơn vị sử dụng điện;tổchứckiểm tra,bảo dưỡng,thay mới các đường dây dẫn điện bên ngoài công tơ.

Tổ chức bảo dưỡng các biến áp, trụ điện và đường tải điện, ngầm hóa các đường dây điện, dây cáp để trả lại sự thoáng đãng, sạch đẹp cho các tuyến phố, khu dân cư, xóa bỏ những nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ do các đường dây điện cóthể mang tới. Có như vậy thì mới làm giảm được số vụ cháy, thiệt hại do cháy nổ gây ra bởi các nguyên nhân về sự cố hệ thống thiết bị điện. Góp phần kiềm chế số vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Người tốt, việc tốt

Dự báo thời tiết Thanh Hóa