Truy cập

Hôm nay:
193
Hôm qua:
174
Tuần này:
1641
Tháng này:
6455
Tất cả:
231041

Ý kiến thăm dò

đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Ngày 27/03/2024 10:04:49

Ngành Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ lương thực cho đất nước, mở rộng thương mại, cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất công nghiệp và cũng là một trong 08 lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành năm 2020.

Ngày 21/07/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn (Kế hoạch 1034). Chương trình có sự tham gia phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đến tháng 01/2022, đã có khoảng 5,2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản trên sàn TMĐT (với khoảng 1,1 triệu tài khoản đủ điều kiện giao dịch mua bán trên sàn); gần 58 nghìn sản phẩm nông nghiệp đã được đưa lên hai sàn TMĐT (postmart.vn và voso.vn) với hàng chục nghìn giao dịch đã được thực hiện. Sau hơn 6 tháng triển khai, Kế hoạch 1034 đã hỗ trợ nhiều địa phương thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua các sàn TMĐT như tại các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Đăk Lăk, Đồng Tháp …

Ngành Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ lương thực cho đất nước, mở rộng thương mại, cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất công nghiệp và cũng là một trong 08 lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành năm 2020.

Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành và nông sản bị ùn ứ, ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của bà con nông dân. Thông thường, cách thức giải quyết tạm thời là kêu gọi người tiêu dùng cả nước tham gia hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho các địa phương nằm trong vùng dịch với mong muốn giảm bớt tổn thất cho người nông dân. Xét về tổng thể, việc tổ chức các chương trình giải cứu nông sản ngắn hạn, chỉ mang tính tập trung tại một số địa điểm vẫn khiến người nông dân nói riêng và ngành Nông nghiệp nói chung bị tổn thất và không bền vững.

Để tham gia giải quyết bài toán trên, ngày 21/07/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ hộ SXNN kinh doanh trên TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn (Kế hoạch 1034). Chương trình có sự tham gia phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, Kế hoạch lựa chọn 02 doanh nghiệp bưu chính lớn sở hữu sàn TMĐT với mạng lưới kho bãi, vận chuyển tại khắp 63 tỉnh, thành tham gia triển khai, thưc hiện: Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (sàn Postmart.vn) và Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (sàn voso.vn); Để thực hiện Kế hoạch 1034, Bộ TTTT đã thành lập Tổ công tác 1034 với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ và hai doanh nghiệp bưu chính lớn là VNPost và Viettel Post. Tổ công tác còn thực hiện vai trò kết nối với các cơ quan chức năng liên quan của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng ở địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

Các giải pháp triển khai

Hướng dẫn, đồng hành cùng địa phương: Để có thể triển khai hiệu quả tại địa phương, Bộ TTTT đã hướng dẫn, đồng hành cùng các địa phương xây dựng và ban hành Kế hoạch 1034 triển khai tại địa phương mình. Trong đó, giao Sở TT&TT là cơ quan chủ trì, đầu mối thực hiện, Kế hoạch được xây dựng theo tiêu chí rõ việc, có mục tiêu rõ ràng và phát huy nguồn lực hội tụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại địa phương.

Đẩy mạnh truyền thông, thông tin: Xác định đây là việc mới, việc khó và phải triển khai trên diện rộng. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông, Bộ TT&TT đã chỉ đạo xây dựng và ban hành Kế hoạch truyền thông tổng thể triển khai từ Trung ương đến địa phương để lan tỏa các hoạt động của Kế hoạch 1034 và đưa thông tin về sản phẩm nông nghiệp đến người tiêu dùng trong và ngoài nước trên tất cả các loại hình truyền thông như: báo chí, đài phát thanh - truyền hình, kênh thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, các nền tảng số và mạng xã hội.

Thay đổi thói quen kinh doanh của người nông dân: Trước đây người nông dân sản xuất theo thói quen, ít ứng dụng công nghệ, sản phẩm nông nghiệp đầu ra thường tiêu thụ qua chợ truyền thống, qua thương lái…Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã làm việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đồng thời thói quen của khách hàng cũng thay đổi, chuyển dần từ mua trực tiếp qua đặt hàng trên kênh TMĐT. Do đó, Kế hoạch 1034 đã thực hiện đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên sàn TMĐT hoàn toàn miễn phí, tạo tài khoản cho bà con nông dân trên sàn và mở ra kênh tiêu thụ mới, đồng thời hỗ trợ quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế thông qua sàn TMĐT.

Xây dựng Cổng TTĐT 1034 hỗ trợ hộ SXNN(https://tmdt.mic.gov.vn/): nhằm tạo kênh kết nối, chia sẻ thông tin về các hoạt động của Kế hoạch 1034 ở Trung ương và địa phương, đồng thời cung cấp nhiều thông tin hữu ích phục vụ bà con nông dân sản xuất kinh doanh và đầu mối hỗ trợ trong quá trình kinh doanh trên sàn TMĐT.

Minh bạch hóa thông tin: Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT, trong đó minh bạch hóa thông tin về chất lượng sản phẩm nông sản, gắn với truy xuất nguồn gốc tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Hiệu quả mang lại

Thể hiện vai trò của người đứng đầu: Sự quyết liệt của người đứng đầu tại các địa phương là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công ban đầu của Kế hoạch 1034, khi có đến 60/63 tỉnh thành đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp tại địa phương.

Nâng cao trình độ kỹ năng số: Việc được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng số và kỹ năng kinh doanh trên sàn TMĐT đã giúp cho bà con nông dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận công nghệ số và chủ động trong việc kinh doanh trên sàn TMĐT, điển hình việc bán hàng online bằng hình thức phát trực tuyến đang dần trở lên phổ biến. người nông dân dần chuyển từ thói quen sản xuất theo số lượng, thì nay tập trung cho chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đưa sản phẩm nông sản lên sàn TMĐT: Sau hơn 6 tháng triển khai, Kế hoạch 1034 đã hỗ trợ nhiều địa phương thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua các sàn TMĐT như tại các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Đăk Lăk, Đồng Tháp … Đến tháng 01/2022, đã có khoảng 5,2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản trên sàn TMĐT (với khoảng 1,1 triệu tài khoản đủ điều kiện giao dịch mua bán trên sàn); gần 58 nghìn sản phẩm nông nghiệp đã được đưa lên hai sàn TMĐT (postmart.vn và voso.vn) với hàng chục nghìn giao dịch đã được thực hiện. Điều đó cho thấy hiệu quả bước đầu của công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh bị thương lái ép giá.

Lan tỏa tinh thần chuyển đổi số nông nghiệp: sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương tại một số tỉnh, thành với nhiều cách làm hay, sáng kiến tốt đã mang lại nhiều thành công trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp tại địa phương qua sàn TMĐT, như: mô hình " Tổ công nghệ cộng đồng " tại tỉnh Sơn La; mô hình " Thúc đẩy phát triển du lịch, kết hợp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua sàn TMĐT " của tỉnh Đồng Tháp… đã được một số địa phương học hỏi, tham khảo để triển khai.

Như câu chuyện anh Anh Dương Văn Thoan – nông dân trồng vải tại Bắc Giang: nhà anh có hơn 100 cây vải, trước đây thường đem ra chợ hoặc các quầy, sạp bán rau, bán trái cây gửi bán hộ, việc tiêu thụ không được ổn định. Cho tới nay, khi đã bắt đầu biết tới sàn TMĐT Postmart, Voso, anh đã được hướng dẫn sử dụng các phần mềm công nghệ quản lý hàng, biết đăng nhập vào ứng dụng để đăng sản phẩm, rồi tới việc đăng trên Facebook, Zalo để quảng bá gian hàng, tăng số lượng khách hàng quan tâm và đặt mua hơn. Các chi phí đóng gói, vận chuyển cũng giảm đáng kể, giúp kinh tế gia đình ổn định hơn so với việc làm nông, tạo tính ổn định trong việc tiêu thụ vải.

Câu chuyện của anh Nguyễn Đình Cường – chủ một hộ trồng na tại huyện Chi Lăng, Lạng Sơn: Gia đình có gần 3 hecta với sản lượng thu hoạch hơn 10 tấn/năm. Quanh năm làm việc vất vả, nhưng trong thời điểm dịch bệnh nên số lượng tiêu thụ ít, đầu ra chủ yếu bán trực tiếp cho thương lái, giá thường bị ép. Tình trạng này diễn ra trước khi anh biết tới việc kinh doanh qua sàn TMĐT. May mắn được chính quyền, Bưu điện tỉnh và Viettel Post đã nhận các đơn đặt hàng và ký hợp đồng với anh để cung cấp chuỗi thực phẩm nông nghiệp cho hai sàn TMĐT. Ngoài ra, hợp tác xã, các sàn cũng hỗ trợ quảng cáo trên diện rộng như: xây dựng website, gian hàng trên posmart.vn và voso.vn… và một số hình thức tuyên truyền qua zalo. Nhờ vậy mà vụ mùa năm nay, dù có ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng gia đình anh vẫn tiêu thụ được hơn 10 tấn na thông qua các sàn TMĐT.

Khó khăn, vướng mắc

Việc ngành Nông nghiệp chưa có đầy đủ dữ liệu về hộ SXNN, dẫn đến khó khăn trong việc hỗ trợ tạo tài khoản trên sàn TMĐT cho bà con nông dân, Sở TTTT tại địa phương phải thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Việc đào tạo kỹ năng số và hỗ trợ hộ SXNN tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Tại nhiều địa phương, một bộ phận hộ SXNN không có thiết bị truy cập Internet, tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán và trình độ công nghệ, kiến thức kinh doanh của hộ SXNN còn nhiều hạn chế (đặc biệt các hộ nghèo, cận nghèo).

Chuyển đổi số nông nghiệp thì phải chuyển đổi số từ gốc, mà gốc ở đây là người nông dân, những người tạo ra sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo nguồn lượng thực quốc gia. Giờ đây, người nông dân tại địa phương đã được chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm nông sản qua sàn TMĐT và các nền tảng số, điều mà trước đây không thể thực hiện được.

Giải pháp đưa hộ SXNN kinh doanh thông qua kênh TMĐT là tiếp cận đúng xu thế về chuyển đổi số, làm tăng giá trị sản phẩm và mang lại niềm tin cho người tiêu dùng. Quyết tâm của người đứng đầu địa phương cho thấy người làm quản lý nhà nước đặt lợi ích người dân lên hàng đầu, đồng cảm với khó khăn của người dân, đặc biệt trong đại dịch COVID-19.

Thể hiện niềm tin của bà con nông dân vào chủ chương, chính sách của Đảng, Chính phủ về chuyển đổi số. Khi những khó khăn dần được gỡ bỏ, những sản phẩm nông nghiệp mang lại giá trị cao, những thương hiệu hiệu được lan tỏa, thị trường tiêu thụ được mở rộng …

Dưới sự chỉ đạo của Bộ TT&TT việc triển khai truyền thông đồng bộ, đúng, đủ và kịp trên các kênh truyền thông khác nhau đã lan tỏa thông điệp" Đồng hành cùng người Việt, nâng tầm nông sản Việt "

Để đưa Nông nghiệp Việt Nam hướng tới một nền nông nghiệp số hiệu quả, bền vững thì cần sự vào cuộc chặt chẽ của rất nhiều các bên liên quan, cả trong và ngoài ngành Nông nghiệp. Dưới sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và định hướng của Bộ TT&TT trong công cuộc Chuyển đổi số quốc gia, ngành Nông nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số nông nghiệp sẽ có bước phát triển vượt bậc thông qua sàn TMĐT trong tương lai.

đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Đăng lúc: 27/03/2024 10:04:49 (GMT+7)

Ngành Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ lương thực cho đất nước, mở rộng thương mại, cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất công nghiệp và cũng là một trong 08 lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành năm 2020.

Ngày 21/07/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn (Kế hoạch 1034). Chương trình có sự tham gia phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đến tháng 01/2022, đã có khoảng 5,2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản trên sàn TMĐT (với khoảng 1,1 triệu tài khoản đủ điều kiện giao dịch mua bán trên sàn); gần 58 nghìn sản phẩm nông nghiệp đã được đưa lên hai sàn TMĐT (postmart.vn và voso.vn) với hàng chục nghìn giao dịch đã được thực hiện. Sau hơn 6 tháng triển khai, Kế hoạch 1034 đã hỗ trợ nhiều địa phương thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua các sàn TMĐT như tại các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Đăk Lăk, Đồng Tháp …

Ngành Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ lương thực cho đất nước, mở rộng thương mại, cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất công nghiệp và cũng là một trong 08 lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành năm 2020.

Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành và nông sản bị ùn ứ, ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của bà con nông dân. Thông thường, cách thức giải quyết tạm thời là kêu gọi người tiêu dùng cả nước tham gia hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho các địa phương nằm trong vùng dịch với mong muốn giảm bớt tổn thất cho người nông dân. Xét về tổng thể, việc tổ chức các chương trình giải cứu nông sản ngắn hạn, chỉ mang tính tập trung tại một số địa điểm vẫn khiến người nông dân nói riêng và ngành Nông nghiệp nói chung bị tổn thất và không bền vững.

Để tham gia giải quyết bài toán trên, ngày 21/07/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ hộ SXNN kinh doanh trên TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn (Kế hoạch 1034). Chương trình có sự tham gia phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, Kế hoạch lựa chọn 02 doanh nghiệp bưu chính lớn sở hữu sàn TMĐT với mạng lưới kho bãi, vận chuyển tại khắp 63 tỉnh, thành tham gia triển khai, thưc hiện: Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (sàn Postmart.vn) và Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (sàn voso.vn); Để thực hiện Kế hoạch 1034, Bộ TTTT đã thành lập Tổ công tác 1034 với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ và hai doanh nghiệp bưu chính lớn là VNPost và Viettel Post. Tổ công tác còn thực hiện vai trò kết nối với các cơ quan chức năng liên quan của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng ở địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

Các giải pháp triển khai

Hướng dẫn, đồng hành cùng địa phương: Để có thể triển khai hiệu quả tại địa phương, Bộ TTTT đã hướng dẫn, đồng hành cùng các địa phương xây dựng và ban hành Kế hoạch 1034 triển khai tại địa phương mình. Trong đó, giao Sở TT&TT là cơ quan chủ trì, đầu mối thực hiện, Kế hoạch được xây dựng theo tiêu chí rõ việc, có mục tiêu rõ ràng và phát huy nguồn lực hội tụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại địa phương.

Đẩy mạnh truyền thông, thông tin: Xác định đây là việc mới, việc khó và phải triển khai trên diện rộng. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông, Bộ TT&TT đã chỉ đạo xây dựng và ban hành Kế hoạch truyền thông tổng thể triển khai từ Trung ương đến địa phương để lan tỏa các hoạt động của Kế hoạch 1034 và đưa thông tin về sản phẩm nông nghiệp đến người tiêu dùng trong và ngoài nước trên tất cả các loại hình truyền thông như: báo chí, đài phát thanh - truyền hình, kênh thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, các nền tảng số và mạng xã hội.

Thay đổi thói quen kinh doanh của người nông dân: Trước đây người nông dân sản xuất theo thói quen, ít ứng dụng công nghệ, sản phẩm nông nghiệp đầu ra thường tiêu thụ qua chợ truyền thống, qua thương lái…Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã làm việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đồng thời thói quen của khách hàng cũng thay đổi, chuyển dần từ mua trực tiếp qua đặt hàng trên kênh TMĐT. Do đó, Kế hoạch 1034 đã thực hiện đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên sàn TMĐT hoàn toàn miễn phí, tạo tài khoản cho bà con nông dân trên sàn và mở ra kênh tiêu thụ mới, đồng thời hỗ trợ quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế thông qua sàn TMĐT.

Xây dựng Cổng TTĐT 1034 hỗ trợ hộ SXNN(https://tmdt.mic.gov.vn/): nhằm tạo kênh kết nối, chia sẻ thông tin về các hoạt động của Kế hoạch 1034 ở Trung ương và địa phương, đồng thời cung cấp nhiều thông tin hữu ích phục vụ bà con nông dân sản xuất kinh doanh và đầu mối hỗ trợ trong quá trình kinh doanh trên sàn TMĐT.

Minh bạch hóa thông tin: Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT, trong đó minh bạch hóa thông tin về chất lượng sản phẩm nông sản, gắn với truy xuất nguồn gốc tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Hiệu quả mang lại

Thể hiện vai trò của người đứng đầu: Sự quyết liệt của người đứng đầu tại các địa phương là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công ban đầu của Kế hoạch 1034, khi có đến 60/63 tỉnh thành đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp tại địa phương.

Nâng cao trình độ kỹ năng số: Việc được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng số và kỹ năng kinh doanh trên sàn TMĐT đã giúp cho bà con nông dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận công nghệ số và chủ động trong việc kinh doanh trên sàn TMĐT, điển hình việc bán hàng online bằng hình thức phát trực tuyến đang dần trở lên phổ biến. người nông dân dần chuyển từ thói quen sản xuất theo số lượng, thì nay tập trung cho chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đưa sản phẩm nông sản lên sàn TMĐT: Sau hơn 6 tháng triển khai, Kế hoạch 1034 đã hỗ trợ nhiều địa phương thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua các sàn TMĐT như tại các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Đăk Lăk, Đồng Tháp … Đến tháng 01/2022, đã có khoảng 5,2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản trên sàn TMĐT (với khoảng 1,1 triệu tài khoản đủ điều kiện giao dịch mua bán trên sàn); gần 58 nghìn sản phẩm nông nghiệp đã được đưa lên hai sàn TMĐT (postmart.vn và voso.vn) với hàng chục nghìn giao dịch đã được thực hiện. Điều đó cho thấy hiệu quả bước đầu của công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh bị thương lái ép giá.

Lan tỏa tinh thần chuyển đổi số nông nghiệp: sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương tại một số tỉnh, thành với nhiều cách làm hay, sáng kiến tốt đã mang lại nhiều thành công trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp tại địa phương qua sàn TMĐT, như: mô hình " Tổ công nghệ cộng đồng " tại tỉnh Sơn La; mô hình " Thúc đẩy phát triển du lịch, kết hợp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua sàn TMĐT " của tỉnh Đồng Tháp… đã được một số địa phương học hỏi, tham khảo để triển khai.

Như câu chuyện anh Anh Dương Văn Thoan – nông dân trồng vải tại Bắc Giang: nhà anh có hơn 100 cây vải, trước đây thường đem ra chợ hoặc các quầy, sạp bán rau, bán trái cây gửi bán hộ, việc tiêu thụ không được ổn định. Cho tới nay, khi đã bắt đầu biết tới sàn TMĐT Postmart, Voso, anh đã được hướng dẫn sử dụng các phần mềm công nghệ quản lý hàng, biết đăng nhập vào ứng dụng để đăng sản phẩm, rồi tới việc đăng trên Facebook, Zalo để quảng bá gian hàng, tăng số lượng khách hàng quan tâm và đặt mua hơn. Các chi phí đóng gói, vận chuyển cũng giảm đáng kể, giúp kinh tế gia đình ổn định hơn so với việc làm nông, tạo tính ổn định trong việc tiêu thụ vải.

Câu chuyện của anh Nguyễn Đình Cường – chủ một hộ trồng na tại huyện Chi Lăng, Lạng Sơn: Gia đình có gần 3 hecta với sản lượng thu hoạch hơn 10 tấn/năm. Quanh năm làm việc vất vả, nhưng trong thời điểm dịch bệnh nên số lượng tiêu thụ ít, đầu ra chủ yếu bán trực tiếp cho thương lái, giá thường bị ép. Tình trạng này diễn ra trước khi anh biết tới việc kinh doanh qua sàn TMĐT. May mắn được chính quyền, Bưu điện tỉnh và Viettel Post đã nhận các đơn đặt hàng và ký hợp đồng với anh để cung cấp chuỗi thực phẩm nông nghiệp cho hai sàn TMĐT. Ngoài ra, hợp tác xã, các sàn cũng hỗ trợ quảng cáo trên diện rộng như: xây dựng website, gian hàng trên posmart.vn và voso.vn… và một số hình thức tuyên truyền qua zalo. Nhờ vậy mà vụ mùa năm nay, dù có ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng gia đình anh vẫn tiêu thụ được hơn 10 tấn na thông qua các sàn TMĐT.

Khó khăn, vướng mắc

Việc ngành Nông nghiệp chưa có đầy đủ dữ liệu về hộ SXNN, dẫn đến khó khăn trong việc hỗ trợ tạo tài khoản trên sàn TMĐT cho bà con nông dân, Sở TTTT tại địa phương phải thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Việc đào tạo kỹ năng số và hỗ trợ hộ SXNN tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Tại nhiều địa phương, một bộ phận hộ SXNN không có thiết bị truy cập Internet, tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán và trình độ công nghệ, kiến thức kinh doanh của hộ SXNN còn nhiều hạn chế (đặc biệt các hộ nghèo, cận nghèo).

Chuyển đổi số nông nghiệp thì phải chuyển đổi số từ gốc, mà gốc ở đây là người nông dân, những người tạo ra sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo nguồn lượng thực quốc gia. Giờ đây, người nông dân tại địa phương đã được chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm nông sản qua sàn TMĐT và các nền tảng số, điều mà trước đây không thể thực hiện được.

Giải pháp đưa hộ SXNN kinh doanh thông qua kênh TMĐT là tiếp cận đúng xu thế về chuyển đổi số, làm tăng giá trị sản phẩm và mang lại niềm tin cho người tiêu dùng. Quyết tâm của người đứng đầu địa phương cho thấy người làm quản lý nhà nước đặt lợi ích người dân lên hàng đầu, đồng cảm với khó khăn của người dân, đặc biệt trong đại dịch COVID-19.

Thể hiện niềm tin của bà con nông dân vào chủ chương, chính sách của Đảng, Chính phủ về chuyển đổi số. Khi những khó khăn dần được gỡ bỏ, những sản phẩm nông nghiệp mang lại giá trị cao, những thương hiệu hiệu được lan tỏa, thị trường tiêu thụ được mở rộng …

Dưới sự chỉ đạo của Bộ TT&TT việc triển khai truyền thông đồng bộ, đúng, đủ và kịp trên các kênh truyền thông khác nhau đã lan tỏa thông điệp" Đồng hành cùng người Việt, nâng tầm nông sản Việt "

Để đưa Nông nghiệp Việt Nam hướng tới một nền nông nghiệp số hiệu quả, bền vững thì cần sự vào cuộc chặt chẽ của rất nhiều các bên liên quan, cả trong và ngoài ngành Nông nghiệp. Dưới sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và định hướng của Bộ TT&TT trong công cuộc Chuyển đổi số quốc gia, ngành Nông nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số nông nghiệp sẽ có bước phát triển vượt bậc thông qua sàn TMĐT trong tương lai.

Người tốt, việc tốt

Dự báo thời tiết Thanh Hóa