Truy cập

Hôm nay:
73
Hôm qua:
420
Tuần này:
1347
Tháng này:
6161
Tất cả:
230747

Ý kiến thăm dò

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ỨNG PHÓ VỚI CƠN BÃO SỐ 7 NANGKA

Ngày 14/10/2020 11:01:51

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 7 trong năm 2020 và có tên quốc tế là NANGKA. Hồi 04 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km về phía Bắc Đông Bắc. Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mồi giờ đi được 15-20km, khoảng gần sáng mai (14/10) bão sẽ đi vào khu vực vịnh Bắc Bộ. Đến 16 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bẳc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh phía Nam Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với cường độ mạnh cấp 8 và ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thanh Hóa. Do ảnh hưởng của bão số 7, từ ngày 14/10 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa to đến rất to; Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở Thanh Hóa có thể đạt 300-400mm.

Để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả với diễn biến mới của bão và mưa lũ trên diện rộng, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản; Chủ tịch UBND xã Trung Thành yêu cầu các ông trưởng thôn, đơn vị đóng trên địa bàn xã nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau:

1. Tiếp tục theo dõi, cập nhật thường xuyên diễn biến của bão và mưa lũ; thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân, doanh nghiệp biết, chủ động phòng tránh kịp thời.

2. Chủ động việc tiêu nước đệm, chống ngập úng khu vực, dân sinh và sản xuất nông nghiệp.

3. Tăng cường kiểm tra hệ thống đê điều; chủ động triển khai các phương án bảo đảm an toàn công trình đê điều, đặc biệt là các cống dưới đê, các trọng điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng hộ đê khi xảy ra sự cố trong mưa, bão; thực hiện việc tuần tra, canh gác đê và hộ đê theo quy định.

4. Tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo an toàn hồ chứa, kịp thời phát hiện, sửa chữa khắc phục những hư hỏng, kiên quyết không tích nước những hồ chứa có nguy cơ bị mất an toàn.

5. Kiếm tra, rà soát và chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán dân vùng ngoạiđê, khu vực trũng thấp, tổ chức điều hành đảm bảo an toàn giao thông, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn người, phương tiện đi lại tại các vị trí đường giao thông bị tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết. . ,6. Huy động lực lượng, phương tiện tổ chức chằng chống, gia cố nhà cửa, biển hiệu, công trình xây dựng, chặt tỉa cành cây.

7. Kiểm tra cụ thể phương án "4 tại chỗ", trong đó chú trọng tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm, phương tiện cứu nạn để phòng trường họp mưa lũ gây ra chia cắt dài ngày.

8. Các đồng chí công chức theo chức năng nhiệm vụ được giao, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để phòng chống thiên tai và TKCN khi có lệnh điều động.

9. Các đồng chí thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã chủ động xuống các địa bàn được phân công phụ trách để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chổng thiên tai.

10. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo tình hình về phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã.

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ỨNG PHÓ VỚI CƠN BÃO SỐ 7 NANGKA

Đăng lúc: 14/10/2020 11:01:51 (GMT+7)

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 7 trong năm 2020 và có tên quốc tế là NANGKA. Hồi 04 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km về phía Bắc Đông Bắc. Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mồi giờ đi được 15-20km, khoảng gần sáng mai (14/10) bão sẽ đi vào khu vực vịnh Bắc Bộ. Đến 16 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bẳc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh phía Nam Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với cường độ mạnh cấp 8 và ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thanh Hóa. Do ảnh hưởng của bão số 7, từ ngày 14/10 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa to đến rất to; Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở Thanh Hóa có thể đạt 300-400mm.

Để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả với diễn biến mới của bão và mưa lũ trên diện rộng, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản; Chủ tịch UBND xã Trung Thành yêu cầu các ông trưởng thôn, đơn vị đóng trên địa bàn xã nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau:

1. Tiếp tục theo dõi, cập nhật thường xuyên diễn biến của bão và mưa lũ; thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân, doanh nghiệp biết, chủ động phòng tránh kịp thời.

2. Chủ động việc tiêu nước đệm, chống ngập úng khu vực, dân sinh và sản xuất nông nghiệp.

3. Tăng cường kiểm tra hệ thống đê điều; chủ động triển khai các phương án bảo đảm an toàn công trình đê điều, đặc biệt là các cống dưới đê, các trọng điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng hộ đê khi xảy ra sự cố trong mưa, bão; thực hiện việc tuần tra, canh gác đê và hộ đê theo quy định.

4. Tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo an toàn hồ chứa, kịp thời phát hiện, sửa chữa khắc phục những hư hỏng, kiên quyết không tích nước những hồ chứa có nguy cơ bị mất an toàn.

5. Kiếm tra, rà soát và chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán dân vùng ngoạiđê, khu vực trũng thấp, tổ chức điều hành đảm bảo an toàn giao thông, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn người, phương tiện đi lại tại các vị trí đường giao thông bị tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết. . ,6. Huy động lực lượng, phương tiện tổ chức chằng chống, gia cố nhà cửa, biển hiệu, công trình xây dựng, chặt tỉa cành cây.

7. Kiểm tra cụ thể phương án "4 tại chỗ", trong đó chú trọng tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm, phương tiện cứu nạn để phòng trường họp mưa lũ gây ra chia cắt dài ngày.

8. Các đồng chí công chức theo chức năng nhiệm vụ được giao, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để phòng chống thiên tai và TKCN khi có lệnh điều động.

9. Các đồng chí thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã chủ động xuống các địa bàn được phân công phụ trách để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chổng thiên tai.

10. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo tình hình về phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã.

Người tốt, việc tốt

Dự báo thời tiết Thanh Hóa