Truy cập

Hôm nay:
155
Hôm qua:
285
Tuần này:
155
Tháng này:
6974
Tất cả:
231560

Ý kiến thăm dò

BÀI TUYÊN TRUYÊN Đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa Lễ hội

Ngày 28/02/2024 10:21:42

Ở Việt Nam mùa xuân cũng là mùa lễ hội. và mùa xuân cũng là dịp các lễ hội, hội làng tại xã Trung Thành diễn ra. Đi kèm theo các lễ hội là dịch vụ ăn uống rất phong phú, đa dạng, thuận tiện cho khách du xuân tham dự lễ hội như bún ốc, bún riêu; cháo mỳ, cơm, phở; bánh, xôi, oản, nước giải khát, hoa quả trái cây… có thể nói tới hàng trăm loại đồ ăn thức uống khác nhau. Hình thức chế biến thức ăn muôn màu muôn vẻ: có loại làm sẵn, có loại chế biến ăn tại chỗ.

I. Những nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội

1. Do mang tính chất thời vụ nên nhiều chủng loại thực phẩm được sản xuất chế biến từ các cơ sở, cá nhân, các hộ gia đình thường là không chuyên nghiệp, không đăng ký kinh doanh nên sản phẩm dễ không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra của các cơ sở y tế cho thấy, một số thức ăn không đảm bảo yêu cầu vệ sinh như: ở một số địa phương, 67% thịt quay có dùng phẩm màu độc và đường hóa học ngoài danh mục cho phép.

2. Các lễ hội thường tổ chức ở ngoài trời, nên dịch vụ ăn uống cũng mang tính tạm bợ, chật chội lều quán đơn giản, thiếu nước sạch, thiếu thu gom chất thải, thiếu điều kiện bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn. Nhiều nơi chen chúc quán thấp, quán cao, kê sát nhau, thậm chí bày cả trên mặt đất, lấn cả đường lối đi lại.

3. Tình trạng môi trường bị ô nhiễm do bụi, gió, ruồi, chuột, mưa, nắng… làm cho thực phẩm cũng dễ bị ô nhiễm.

4. Nhân viên bán hàng, chế biến thực phẩm thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, thiếu các trang thiết bị và các dịch vụ khác nên dễ ô nhiễm thực phẩm. Qua kiểm tra ở một số cơ sở cho thấy: Trên 80% số mẫu dụng cụ bát, đũa, thìa bị bẩn, trên 85% số mẫu tay người bán hàng bị nhiễmE.coli.Những bàn tay bị ô nhiễm này vẫn trực tiếp bốc bún, rau sống, thái lòng, thái thịt…cho khách ăn. Qua thống kê của một số trạm y tế tại các khu lễ hội cho thấy, có khá nhiều người bị đau bụng, ỉa chảy do ăn uống ở lễ hội. Mặc dù chưa có các vụ ngộ độc lớn nào xảy ra nhưng nguy cơ gây ngộ độc và các bệnh dịch rất lớn.

5. Lưu lượng người đi lại, ăn uống đông đúc, dồn dập dễ tạo ra sự lây nhiễm vào thức ăn cũng như sự phục vụ cẩu thả, dụng cụ ăn uống ko rửa sạch.

6. Mùa lễ hội thường là mùa xuân, mưa phùn, ẩm ướt tạo điều kiện cho thực phẩm bị nhiễm nấm mốc gây bệnh, thức ăn đồ uống dễ bị hư hỏng, dễ bị nhiễm mầm bệnh. Nhiều loại vi khuẩn có thể tồn tại rất lâu trong thực phẩm.

7. Một số phong tục tập quán ăn uống trong lễ hội của một số dân tộc, địa phương còn lạc hậu, mất vệ sinh như ăn thịt trâu, thịt bò để thối, ăn gỏi, ăn bốc tay…Trong những năm qua đã có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra do tình hình ăn uống như vậy.

II. Các biện pháp chủ yếu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong lễ hội

Có thể nói, nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây qua thực phẩm do dịch vụ ăn uống ở các lễ hội hiện nay là rất lớn. Để đảm bảo an toàn cho khách đến lễ hội, chính quyền xã/phường, cũng như ban quản lý lễ hội, cơ quan y tế địa phương và các ban ngành có liên quan cần có ngay các biện pháp hữu hiệu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lễ hội. Các biện pháp cần can thiệp bao gồm:

1. Quy hoạch bố trí các quán ăn, quầy hàng đảm bảo thuận tiện cho người đi lại và vệ sinh an toàn trong ăn uống.

2. Tập huấn, hướng dẫn, đăng ký và cam kết của chủ cơ sở dịch vụ ăn uống với ban quản lý lễ hội và y tế về việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong lễ hội.

3. Đảm bảo các điều kiện thiết yếu như: nước sạch, quầy tủ hàng, quán hàng, bàn ghế, phương tiện bảo quản, phương tiện tiếp phẩm…không để thực phẩm bị ô nhiễm.

4. Bố trí khu vệ sinh riêng biệt, có thể trang bị các nhà vệ sinh di động, bố trí cuối hướng gió và dòng chảy.

5. Cung cấp các dịch vụ thu gom chất thải hàng ngày, tránh để phát triển ruồi, muỗi, côn trùng, chuột… đặc biệt chú ý nước thải và các rác thải không được để ứ đọng, sử dụng thùng rác có nắp đậy.

6. Dụng cụ chế biến, chứa đựng và sử dụng thực phẩm phải sạch, phải có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín.

7. Nhân viên bán hàng phải có trang phục riêng (áo công tác, mũ, khẩu trang che miệng),

phải rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với thực phẩm, không dùng tay trực tiếp, cầm nắm bốc thức ăn chín, thức ăn ăn ngay. Phải có dụng cụ riêng để gắp, múc thức ăn.

8. Không bày bán thực phẩm sát mặt đất, cần phải có phương tiện che đậy, bao gói thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn.

BÀI TUYÊN TRUYÊN Đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa Lễ hội

Đăng lúc: 28/02/2024 10:21:42 (GMT+7)

Ở Việt Nam mùa xuân cũng là mùa lễ hội. và mùa xuân cũng là dịp các lễ hội, hội làng tại xã Trung Thành diễn ra. Đi kèm theo các lễ hội là dịch vụ ăn uống rất phong phú, đa dạng, thuận tiện cho khách du xuân tham dự lễ hội như bún ốc, bún riêu; cháo mỳ, cơm, phở; bánh, xôi, oản, nước giải khát, hoa quả trái cây… có thể nói tới hàng trăm loại đồ ăn thức uống khác nhau. Hình thức chế biến thức ăn muôn màu muôn vẻ: có loại làm sẵn, có loại chế biến ăn tại chỗ.

I. Những nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội

1. Do mang tính chất thời vụ nên nhiều chủng loại thực phẩm được sản xuất chế biến từ các cơ sở, cá nhân, các hộ gia đình thường là không chuyên nghiệp, không đăng ký kinh doanh nên sản phẩm dễ không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra của các cơ sở y tế cho thấy, một số thức ăn không đảm bảo yêu cầu vệ sinh như: ở một số địa phương, 67% thịt quay có dùng phẩm màu độc và đường hóa học ngoài danh mục cho phép.

2. Các lễ hội thường tổ chức ở ngoài trời, nên dịch vụ ăn uống cũng mang tính tạm bợ, chật chội lều quán đơn giản, thiếu nước sạch, thiếu thu gom chất thải, thiếu điều kiện bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn. Nhiều nơi chen chúc quán thấp, quán cao, kê sát nhau, thậm chí bày cả trên mặt đất, lấn cả đường lối đi lại.

3. Tình trạng môi trường bị ô nhiễm do bụi, gió, ruồi, chuột, mưa, nắng… làm cho thực phẩm cũng dễ bị ô nhiễm.

4. Nhân viên bán hàng, chế biến thực phẩm thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, thiếu các trang thiết bị và các dịch vụ khác nên dễ ô nhiễm thực phẩm. Qua kiểm tra ở một số cơ sở cho thấy: Trên 80% số mẫu dụng cụ bát, đũa, thìa bị bẩn, trên 85% số mẫu tay người bán hàng bị nhiễmE.coli.Những bàn tay bị ô nhiễm này vẫn trực tiếp bốc bún, rau sống, thái lòng, thái thịt…cho khách ăn. Qua thống kê của một số trạm y tế tại các khu lễ hội cho thấy, có khá nhiều người bị đau bụng, ỉa chảy do ăn uống ở lễ hội. Mặc dù chưa có các vụ ngộ độc lớn nào xảy ra nhưng nguy cơ gây ngộ độc và các bệnh dịch rất lớn.

5. Lưu lượng người đi lại, ăn uống đông đúc, dồn dập dễ tạo ra sự lây nhiễm vào thức ăn cũng như sự phục vụ cẩu thả, dụng cụ ăn uống ko rửa sạch.

6. Mùa lễ hội thường là mùa xuân, mưa phùn, ẩm ướt tạo điều kiện cho thực phẩm bị nhiễm nấm mốc gây bệnh, thức ăn đồ uống dễ bị hư hỏng, dễ bị nhiễm mầm bệnh. Nhiều loại vi khuẩn có thể tồn tại rất lâu trong thực phẩm.

7. Một số phong tục tập quán ăn uống trong lễ hội của một số dân tộc, địa phương còn lạc hậu, mất vệ sinh như ăn thịt trâu, thịt bò để thối, ăn gỏi, ăn bốc tay…Trong những năm qua đã có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra do tình hình ăn uống như vậy.

II. Các biện pháp chủ yếu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong lễ hội

Có thể nói, nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây qua thực phẩm do dịch vụ ăn uống ở các lễ hội hiện nay là rất lớn. Để đảm bảo an toàn cho khách đến lễ hội, chính quyền xã/phường, cũng như ban quản lý lễ hội, cơ quan y tế địa phương và các ban ngành có liên quan cần có ngay các biện pháp hữu hiệu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lễ hội. Các biện pháp cần can thiệp bao gồm:

1. Quy hoạch bố trí các quán ăn, quầy hàng đảm bảo thuận tiện cho người đi lại và vệ sinh an toàn trong ăn uống.

2. Tập huấn, hướng dẫn, đăng ký và cam kết của chủ cơ sở dịch vụ ăn uống với ban quản lý lễ hội và y tế về việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong lễ hội.

3. Đảm bảo các điều kiện thiết yếu như: nước sạch, quầy tủ hàng, quán hàng, bàn ghế, phương tiện bảo quản, phương tiện tiếp phẩm…không để thực phẩm bị ô nhiễm.

4. Bố trí khu vệ sinh riêng biệt, có thể trang bị các nhà vệ sinh di động, bố trí cuối hướng gió và dòng chảy.

5. Cung cấp các dịch vụ thu gom chất thải hàng ngày, tránh để phát triển ruồi, muỗi, côn trùng, chuột… đặc biệt chú ý nước thải và các rác thải không được để ứ đọng, sử dụng thùng rác có nắp đậy.

6. Dụng cụ chế biến, chứa đựng và sử dụng thực phẩm phải sạch, phải có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín.

7. Nhân viên bán hàng phải có trang phục riêng (áo công tác, mũ, khẩu trang che miệng),

phải rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với thực phẩm, không dùng tay trực tiếp, cầm nắm bốc thức ăn chín, thức ăn ăn ngay. Phải có dụng cụ riêng để gắp, múc thức ăn.

8. Không bày bán thực phẩm sát mặt đất, cần phải có phương tiện che đậy, bao gói thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn.

Người tốt, việc tốt

Dự báo thời tiết Thanh Hóa