Truy cập

Hôm nay:
196
Hôm qua:
271
Tuần này:
729
Tháng này:
1691
Tất cả:
233473

Ý kiến thăm dò

HÁT CHÈO THỜ ĐỀN MƯNG - NÉT SINH HOẠT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO

Ngày 25/01/2023 21:19:47

Hát Chèo thờ đền Mưng - Nét sinh hoạt cộng đồng độc đáo

Mỗi khi được nghe những câu hát ấy, trong mỗi người con làng Côn Sơn, xã Trung Thành lại có cảm giác xốn xang. Câu hát ấy đã phản ánh hoạt động văn hóa tâm linh đặc sắc của nhân dân địa phương nói riêng và nhân dân vùng Cầu Quan xưa nói chung – đó là lễ hội Đền Mưng. Từ lễ hội, đã nổi lên những nét sinh hoạt văn hóa tốt đẹp, đó là các hình thức chèo thuyền trong phần hội như chèo bơi, chèo đua thuyền trên cạn, chèo thờ trên sông Lãng vừa thể hiện nét văn hóa qua múa hát, vừa thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. Nổi bật là “Trò hát Chèo thờ làng Mưng”, một hình thức diễn xướng trong lễ hội đã trở thành môn nghệ thuật sân khấu độc đáo, riêng biệt ở làng Mưng. Trải qua hơn 1.400 năm, tuy có nhiều thăng trầm, biến cố song Đền Mưng vẫn còn đó, nhân dân trong làng vẫn duy trì tốt các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phục vụ đời sống văn hóa tâm linh, mang màu sắc đặc trưng mà không nơi nào có được.

Chèo thờ làng Mưng bắt nguồn từ một câu chuyện cảm động. Theo truyền thuyết vào năm 618 Tham Xung Tá Quốc Lê Hữu - con trai út của Lê Ngọc - một quan lớn của nhà Tùy không chịu khuất phục sự thống trị hà khắc của nhà Đường. Chính ông cùng với 3 người con trai với sự ủng hộ của nhân dân trong vùng đã tụ binh khởi nghĩa. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, thế trận không cân sức nên cha và 2 anh trai của ông đã hy sinh. Với lòng căm thù ông lên ngựa cầm quân thay cha đánh giặc. Trên đường truy kích ông đã bị quân giặc bao vây, trong một trận giao tranh sinh tử ông đã bị giặc chém rơi đầu… Ông nhặt đầu lên và tiếp tục thúc ngựa chạy về đến núi Côn Minh bên dòng Lãng Giang hét lên một tiếng, ném đầu xuống sông và hiển thánh. Đó là ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch. Người chị gái từ Nghệ An ra cứu viện, biết tin em đã hy sinh bà đã gieo mình xuống dòng Lãng Giang tự vẫn để giữ trọn khí tiết, xác trôi đến ngã ba nơi hợp lưu giữa ba sông là sông Lãng, sông Hoàng, và sông Yên thuộc địa phận xã Tế Nông, huyện Nông Cống ngày nay thì nổi lên, được nhân dân vớt lên an táng.

Ghi nhớ công ơn của cha con ông nhân dân trong vùng đã lập bàn thờ để hương khói. Đến thời Hậu Lê thế kỷ thứ XV được nhân dân xây dựng thành đền thờ gọi là Đền Mưng thuộc làng Mưng, tức là làng Côn Sơn ngày nay. Hằng năm vào ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch nhân dân trong làng tổ chức Thánh kỵ. Đây là ngày lễ trọng cho nên được tổ chức Đại tế và mở hội Chèo thờ. “Trên đền trò hát, dưới sông chèo thuyền” là câu nói về những trò diễn chính tiêu biểu của lễ hội Đền Mưng. Vào ngày mồng 8 có lệ “Em đến thăm chị” là xuất phát từ việc Đức Thánh Lưỡng được rước bằng thuyền dọc sông Lãng dài gần 10 km từ làng Mưng xuống Đền Vua Bà. Trò diễn hát Chèo thờ trên sông cũng bắt nguồn từ đó.

Thông lệ hằng năm, tham gia hội Chèo thờ có các đội chèo của 8 làng thuộc hai xã Trung Thành và Trung Chính, sống quanh sông Lãng. Sáng mồng 5/3 âm lịch, sau cuộc đại tế, hát Chèo cạn bắt đầu tại sân đền Mưng. Dân làng lúc này sẽ đặt một thuyền rồng, khung bằng tre đan chính giữa sân, bọc vải đỏ, không có đáy, lấy hướng chính tẩm làm hướng cho đầu thuyền. Phụ nữ mặc áo mớ ba, vấn khăn đỏ, tóc bỏ đuôi gà, yếm đào, váy lĩnh, thắt lưng xanh đứng vào lòng thuyền thành hai hàng dọc theo mạn thuyền, mỗi người cầm một mái chèo, miệng hát tay chèo theo nhịp trống:

Hằng năm cứ đến tháng Ba

Vui chung tế kỵ, dân ta chèo thuyền.

Trong khi đó, dưới bến đá, 5 chiếc thuyền rồng lớn trang trí nhiều màu sắc rực rỡ, lòng thuyền làm thành nhà có mái che, hai bên mạn thuyền mỗi bên có 6 cửa hoa, mỗi cửa hoa đặt một mái chèo sơn son, phía trong là ghế ngồi của quân bơi đã đậu sẵn ở bến đá, tất cả mũi thuyền đều quay về xuôi. Số lượng quân bơi ở mỗi thuyền là những cô gái thanh tân, ăn mặc hệt như những con hát đang Chèo cạn trên sân đình. Khi nghe hiệu lệnh phát ra từ trên án thờ, các quân bơi bước xuống thuyền, treo nón lên vách, ngồi vào ghế, tay cầm mái chèo son. Theo nhịp trống, nhịp sênh, quân bơi tay chèo, miệng hát khoan thai nhịp nhàng. Đôi khi là hát đối đáp giữa quân bơi dưới thuyền với người trên bờ sông.

Chèo thờ làng Mưng có bốn tấn (vở chèo) khá nổi tiếng: Tống Trân Cúc Hoa, Thục Vân Hiếu Nghĩa, Tuấn Khanh, Lưu Quân Bình.Nếu như chèo nơi khác đệm bằng từ “i” để luyến láy cho óng mượt câu hát, thì chèo làng Mưng lại dùng âm “a” ở mỗi đoạn, mỗi câu. Chèo làng Mưng mặc dù có sử dụng một số làn điệu Chèo đồng bằng Bắc Bộ như nói lối, nói sử, hát cách, nhưng chủ yếu dùng các làn điệu mang sắc thái, âm điệu của dân ca Thanh Hóa nhưVãn lên đường, Vãn tuyết sương, Vãn khổng, Hát chú tiếu... Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp lễ hội, người dân trong vùng lại tạm gác lại mọi công việc để kéo nhau đến tham dự. Trước khi xuất phát các thuyền tập trung trước bến đá Đền Mưng chèo lượn trước cửa Đền và hát những điệu chèo thờ truyền thống để nhân dân thưởng thức. Khi xuất phát các thuyền thường đi cách nhau khoảng 100m, tạo nên một khung cảnh trên bến dưới thuyền nhộn nhịp. Dòng Lãng Giang chảy qua vùng Cầu Quan quanh co uốn khúc làm cho hình ảnh đoàn thuyền chèo thờ càng thêm lộng lẫy. Đoàn thuyền đi đến đâu đều vang lên những tiếng hò chèo thờ đến đó. Hò chèo thờ có hai điệu là chèo khoan và chèo đấu. Điệu chèo khoan thì khoan thai, nhịp nhàng và được đệm huầy, dô huầy dô ta, hò là dô huầy. Ngược lại, điệu hò chèo đấu lại có nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp, thể hiện không khí vui tươi, nhộn nhịp của lễ hội và được đệm ớ khoan.

Khi đoàn thuyền đi đến làng nào, các nữ quan đều có các làn điệu hát vịnh và đối đáp với nhân dân làng đó. Ví như khi thuyền đến bến Đông, thuộc xã Trung Chính nữ quan sẽ hát:

Thuyền rồng đã đến làng Đông

Con gái làng Chợ xuống sông chào thuyền

Và khi đến làng Vặng thuộc xã Trung Ý cũ, nơi có vực Si, nữ quan sẽ hát rằng:

Thuyền rồng đã đến vực Si

Con gái làng Vặng làm chi ở nhà

Trên bờ, trai gái trong làng ra xem thuyền chải hát đối lại:

Làng Vặng đang xáo cỏ gà

Nghe tiếng thuyền chải em ra mừng thuyền.

Cứ như vậy, đoàn thuyền rước Thánh Lưỡng từ Đền Mưng xuống đến Đền Tam Giang cách đó khoảng 10 km. Sau khi xuống đến Đền Tam Giang, Thánh Lưỡng được rước lên đền, tổ chức tế lễ, sau đó lại được rước về Đền Mưng. Theo tục lệ xưa thường thì thuyền xuôi đền Vua Bà vào lúc nước ròng và tế lễ xong đến lúc nước lên thì quay về.

Với ý nghĩa và giá trị di sản, Lễ hội Đền Mưng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 4605 ngày 20/12/2019. Đây là niềm vui, niềm tự hào không chỉ đối với người dân xã Trung Thành mà còn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn huyện Nông Cống.

Để góp phần gìn giữ, khai thác những làn điệu chèo thờ, ngày 17/11/2022 xã Trung Thành đã tổ chức lễ lễ ra mắt CLB chèo thờ Đền Mưng, gồm 39 thành viên, trong đó Ban chủ nhiệm CLB có 5 thành viên. Hoạt động này đã tạo được niềm vui,phnas khởi trong nhân dân thôn Côn Sơn nói riêng, xã Trung Thành nói chung.

Sự ra đời của CLB chèo thờ Đền Mưng là nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của chèo thờ Đền Mưng. CLB ra đời đã tập hợp được những người có tâm huyết, đam mê, trách nhiệm, yêu thích, giữ gìn, khai thác những làn điệu chèo thờ và dân ca truyền thống của dân tộc. Qua đó nhằm làm phong phú thêm cho di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia – Lễ hội Đền Mưng. Đồng thời xây dựng và phát triển hội viên ở những lứa tuổi tham gia đảm bảo số lượng và chất lượng.

Có thể nói Hát chèo thờ Đền Mưng đã gắn vào đường gân thớ thịt của các thế hệ nhân dân làng Côn Sơn, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, làm phong phú đời sống tinh thần, góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống Cách mạng, đạo lý uống nước nhờ nguồn, giáo dục nhân cách, văn hóa tư tưởng, tạo nên sự đoàn kết đồng thuận trong nhân dân làng Côn Sơn, xã Trung Thành và gắn kết cộng đồng với nhân dân trong vùng Cầu Quan.

HÁT CHÈO THỜ ĐỀN MƯNG - NÉT SINH HOẠT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO

Đăng lúc: 25/01/2023 21:19:47 (GMT+7)

Hát Chèo thờ đền Mưng - Nét sinh hoạt cộng đồng độc đáo

Mỗi khi được nghe những câu hát ấy, trong mỗi người con làng Côn Sơn, xã Trung Thành lại có cảm giác xốn xang. Câu hát ấy đã phản ánh hoạt động văn hóa tâm linh đặc sắc của nhân dân địa phương nói riêng và nhân dân vùng Cầu Quan xưa nói chung – đó là lễ hội Đền Mưng. Từ lễ hội, đã nổi lên những nét sinh hoạt văn hóa tốt đẹp, đó là các hình thức chèo thuyền trong phần hội như chèo bơi, chèo đua thuyền trên cạn, chèo thờ trên sông Lãng vừa thể hiện nét văn hóa qua múa hát, vừa thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. Nổi bật là “Trò hát Chèo thờ làng Mưng”, một hình thức diễn xướng trong lễ hội đã trở thành môn nghệ thuật sân khấu độc đáo, riêng biệt ở làng Mưng. Trải qua hơn 1.400 năm, tuy có nhiều thăng trầm, biến cố song Đền Mưng vẫn còn đó, nhân dân trong làng vẫn duy trì tốt các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phục vụ đời sống văn hóa tâm linh, mang màu sắc đặc trưng mà không nơi nào có được.

Chèo thờ làng Mưng bắt nguồn từ một câu chuyện cảm động. Theo truyền thuyết vào năm 618 Tham Xung Tá Quốc Lê Hữu - con trai út của Lê Ngọc - một quan lớn của nhà Tùy không chịu khuất phục sự thống trị hà khắc của nhà Đường. Chính ông cùng với 3 người con trai với sự ủng hộ của nhân dân trong vùng đã tụ binh khởi nghĩa. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, thế trận không cân sức nên cha và 2 anh trai của ông đã hy sinh. Với lòng căm thù ông lên ngựa cầm quân thay cha đánh giặc. Trên đường truy kích ông đã bị quân giặc bao vây, trong một trận giao tranh sinh tử ông đã bị giặc chém rơi đầu… Ông nhặt đầu lên và tiếp tục thúc ngựa chạy về đến núi Côn Minh bên dòng Lãng Giang hét lên một tiếng, ném đầu xuống sông và hiển thánh. Đó là ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch. Người chị gái từ Nghệ An ra cứu viện, biết tin em đã hy sinh bà đã gieo mình xuống dòng Lãng Giang tự vẫn để giữ trọn khí tiết, xác trôi đến ngã ba nơi hợp lưu giữa ba sông là sông Lãng, sông Hoàng, và sông Yên thuộc địa phận xã Tế Nông, huyện Nông Cống ngày nay thì nổi lên, được nhân dân vớt lên an táng.

Ghi nhớ công ơn của cha con ông nhân dân trong vùng đã lập bàn thờ để hương khói. Đến thời Hậu Lê thế kỷ thứ XV được nhân dân xây dựng thành đền thờ gọi là Đền Mưng thuộc làng Mưng, tức là làng Côn Sơn ngày nay. Hằng năm vào ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch nhân dân trong làng tổ chức Thánh kỵ. Đây là ngày lễ trọng cho nên được tổ chức Đại tế và mở hội Chèo thờ. “Trên đền trò hát, dưới sông chèo thuyền” là câu nói về những trò diễn chính tiêu biểu của lễ hội Đền Mưng. Vào ngày mồng 8 có lệ “Em đến thăm chị” là xuất phát từ việc Đức Thánh Lưỡng được rước bằng thuyền dọc sông Lãng dài gần 10 km từ làng Mưng xuống Đền Vua Bà. Trò diễn hát Chèo thờ trên sông cũng bắt nguồn từ đó.

Thông lệ hằng năm, tham gia hội Chèo thờ có các đội chèo của 8 làng thuộc hai xã Trung Thành và Trung Chính, sống quanh sông Lãng. Sáng mồng 5/3 âm lịch, sau cuộc đại tế, hát Chèo cạn bắt đầu tại sân đền Mưng. Dân làng lúc này sẽ đặt một thuyền rồng, khung bằng tre đan chính giữa sân, bọc vải đỏ, không có đáy, lấy hướng chính tẩm làm hướng cho đầu thuyền. Phụ nữ mặc áo mớ ba, vấn khăn đỏ, tóc bỏ đuôi gà, yếm đào, váy lĩnh, thắt lưng xanh đứng vào lòng thuyền thành hai hàng dọc theo mạn thuyền, mỗi người cầm một mái chèo, miệng hát tay chèo theo nhịp trống:

Hằng năm cứ đến tháng Ba

Vui chung tế kỵ, dân ta chèo thuyền.

Trong khi đó, dưới bến đá, 5 chiếc thuyền rồng lớn trang trí nhiều màu sắc rực rỡ, lòng thuyền làm thành nhà có mái che, hai bên mạn thuyền mỗi bên có 6 cửa hoa, mỗi cửa hoa đặt một mái chèo sơn son, phía trong là ghế ngồi của quân bơi đã đậu sẵn ở bến đá, tất cả mũi thuyền đều quay về xuôi. Số lượng quân bơi ở mỗi thuyền là những cô gái thanh tân, ăn mặc hệt như những con hát đang Chèo cạn trên sân đình. Khi nghe hiệu lệnh phát ra từ trên án thờ, các quân bơi bước xuống thuyền, treo nón lên vách, ngồi vào ghế, tay cầm mái chèo son. Theo nhịp trống, nhịp sênh, quân bơi tay chèo, miệng hát khoan thai nhịp nhàng. Đôi khi là hát đối đáp giữa quân bơi dưới thuyền với người trên bờ sông.

Chèo thờ làng Mưng có bốn tấn (vở chèo) khá nổi tiếng: Tống Trân Cúc Hoa, Thục Vân Hiếu Nghĩa, Tuấn Khanh, Lưu Quân Bình.Nếu như chèo nơi khác đệm bằng từ “i” để luyến láy cho óng mượt câu hát, thì chèo làng Mưng lại dùng âm “a” ở mỗi đoạn, mỗi câu. Chèo làng Mưng mặc dù có sử dụng một số làn điệu Chèo đồng bằng Bắc Bộ như nói lối, nói sử, hát cách, nhưng chủ yếu dùng các làn điệu mang sắc thái, âm điệu của dân ca Thanh Hóa nhưVãn lên đường, Vãn tuyết sương, Vãn khổng, Hát chú tiếu... Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp lễ hội, người dân trong vùng lại tạm gác lại mọi công việc để kéo nhau đến tham dự. Trước khi xuất phát các thuyền tập trung trước bến đá Đền Mưng chèo lượn trước cửa Đền và hát những điệu chèo thờ truyền thống để nhân dân thưởng thức. Khi xuất phát các thuyền thường đi cách nhau khoảng 100m, tạo nên một khung cảnh trên bến dưới thuyền nhộn nhịp. Dòng Lãng Giang chảy qua vùng Cầu Quan quanh co uốn khúc làm cho hình ảnh đoàn thuyền chèo thờ càng thêm lộng lẫy. Đoàn thuyền đi đến đâu đều vang lên những tiếng hò chèo thờ đến đó. Hò chèo thờ có hai điệu là chèo khoan và chèo đấu. Điệu chèo khoan thì khoan thai, nhịp nhàng và được đệm huầy, dô huầy dô ta, hò là dô huầy. Ngược lại, điệu hò chèo đấu lại có nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp, thể hiện không khí vui tươi, nhộn nhịp của lễ hội và được đệm ớ khoan.

Khi đoàn thuyền đi đến làng nào, các nữ quan đều có các làn điệu hát vịnh và đối đáp với nhân dân làng đó. Ví như khi thuyền đến bến Đông, thuộc xã Trung Chính nữ quan sẽ hát:

Thuyền rồng đã đến làng Đông

Con gái làng Chợ xuống sông chào thuyền

Và khi đến làng Vặng thuộc xã Trung Ý cũ, nơi có vực Si, nữ quan sẽ hát rằng:

Thuyền rồng đã đến vực Si

Con gái làng Vặng làm chi ở nhà

Trên bờ, trai gái trong làng ra xem thuyền chải hát đối lại:

Làng Vặng đang xáo cỏ gà

Nghe tiếng thuyền chải em ra mừng thuyền.

Cứ như vậy, đoàn thuyền rước Thánh Lưỡng từ Đền Mưng xuống đến Đền Tam Giang cách đó khoảng 10 km. Sau khi xuống đến Đền Tam Giang, Thánh Lưỡng được rước lên đền, tổ chức tế lễ, sau đó lại được rước về Đền Mưng. Theo tục lệ xưa thường thì thuyền xuôi đền Vua Bà vào lúc nước ròng và tế lễ xong đến lúc nước lên thì quay về.

Với ý nghĩa và giá trị di sản, Lễ hội Đền Mưng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 4605 ngày 20/12/2019. Đây là niềm vui, niềm tự hào không chỉ đối với người dân xã Trung Thành mà còn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn huyện Nông Cống.

Để góp phần gìn giữ, khai thác những làn điệu chèo thờ, ngày 17/11/2022 xã Trung Thành đã tổ chức lễ lễ ra mắt CLB chèo thờ Đền Mưng, gồm 39 thành viên, trong đó Ban chủ nhiệm CLB có 5 thành viên. Hoạt động này đã tạo được niềm vui,phnas khởi trong nhân dân thôn Côn Sơn nói riêng, xã Trung Thành nói chung.

Sự ra đời của CLB chèo thờ Đền Mưng là nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của chèo thờ Đền Mưng. CLB ra đời đã tập hợp được những người có tâm huyết, đam mê, trách nhiệm, yêu thích, giữ gìn, khai thác những làn điệu chèo thờ và dân ca truyền thống của dân tộc. Qua đó nhằm làm phong phú thêm cho di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia – Lễ hội Đền Mưng. Đồng thời xây dựng và phát triển hội viên ở những lứa tuổi tham gia đảm bảo số lượng và chất lượng.

Có thể nói Hát chèo thờ Đền Mưng đã gắn vào đường gân thớ thịt của các thế hệ nhân dân làng Côn Sơn, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, làm phong phú đời sống tinh thần, góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống Cách mạng, đạo lý uống nước nhờ nguồn, giáo dục nhân cách, văn hóa tư tưởng, tạo nên sự đoàn kết đồng thuận trong nhân dân làng Côn Sơn, xã Trung Thành và gắn kết cộng đồng với nhân dân trong vùng Cầu Quan.

Người tốt, việc tốt

Dự báo thời tiết Thanh Hóa