Truy cập

Hôm nay:
57
Hôm qua:
389
Tuần này:
1164
Tháng này:
12426
Tất cả:
224235

Ý kiến thăm dò

LỄ HỘI ĐỀN MƯNG NĂM 2023

Ngày 25/04/2023 15:29:36

Ngày 24-4, tức ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch, tại thôn Côn Sơn, xã Trung Thành đã tổ chức Lễ hội đền Mưng năm 2023, đây là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia được công nhận năm 2019.

Tới dự có đồng chí Phạm Hồng Hạnh, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện; đại diện các phòng, ban, ngành cấp huyện; đại diện lãnh đạo xã Trung Chính, Tế Nông, Hoàng Giang, cùng đông đảo nhân dân thôn Côn Sơn,xã Trung Thành, bà con trong vùng và du khách thập phương.

Đền Mưng thờ Tham Xung Tá Quốc Lê Hữu – Con trai út của Thái thú quận Cửu Chân - Lê Ngọc. Vào năm 616 đến 618 nhà Đường phương Bắc đô hộ nước ta. 5 cha con ông Lê Ngọc đã chiêu mộ binh sĩ, rèn luyện nghĩa quân phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc nhà Đường, lập nên những chiến công hiển hách, viết nên những trang sử hào hùng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Khắc ghi những công lao to lớn đó, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” dưới chân núi Côn Sơn bên dòng Lãng Giang, nhân dân đã lập Đền thờ bày tỏ lòng thành kính và ghi nhớ công ơn Đức Thánh Lưỡng đã một lòng vì dân vì nước quên thân.

Một nét đẹp văn hóa đặc sắc trong lễ hội đền Mưng mà nhân dân trong làng còn lưu giữ được đó là tục hát chèo thờ. So với hát chèo của Đồng bằng Bắc Bộ, hát chèo thờ Đền Mưng là một loại hình sinh hoạt văn hoá độc đáo ở chốn làng xã mang đậm sắc thái bản địa nên có những nét riêng và độc đáo. Đó là hát chèo thờ Đền Mưng chỉ được sử dụng trong lễ hội Đền Mưng từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 8 tháng ba âm lịch. Hát chèo thờ ở đây là hát hầu thánh, hay còn gọi là thờ thánh trong lễ hội Đền Mưng. Như vậy, có lễ hội Đền Mưng thì mới có hát chèo thờ. Trong lời hát của các làn điệu chèo thờ Đền Mưng thì những chữ luyến láy không dùng chữ i như hát chèo của Đồng bằng Bắc Bộ mà dùng chữ a. Hàng năm vào dịp lễ hội nhân dân trong vùng thường tổ chức chèo thờ rước thánh lưỡng từ Đền Mưng xuống đền Tam Giang thăm chị. Tục hát chèo thờ Đền Mưng xuất hiện từ đó.

Phát biểu tại lễ hội Đền Mưng năm 2023, đồng chí Phạm Hồng Hạnh, Ủy viên BTV huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện nhấn mạnh: Trong những năm qua cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan, ban, ngành từ huyện đến cơ sở đã có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của Đền Mưng với những việc làm thiết thực như: Lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh; Phối hợp, chỉ đạo khôi phục các trò chơi, trò diễn dân gian, phong tục hát chèo thờ, chèo cạn; từng bước tái hiện phục hồi đầy đủ các hoạt động của lễ hội Đền Mưng xưa. UBND huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2019. Cũng tại kỳ họp lần thứ 3, khóa XX Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành Nghị quyết số 89/NQ-HĐND ngày 23/12/2021 về việc thống nhất chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, cải tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Mưng, xã Trung Thành với tổng giá trị cho các hạng mục công trình là 14,9 tỷ đồng. Hiện nay UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các phòng chuyên môn cấp huyện, phối hợp với xã Trung Thành sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, mở rộng khuôn viên, hoàn thiện hồ sơ nâng cấp, cải tạo Đền Mưng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian tới.

Để bảo tồn và phát huy các giá trị di săn văn hóa truyền thống của quê hương, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phạm Hồng Hạnh đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân cũng như du khách thập phương cần tuyên truyền sâu rộng để quần chúng nhân dân trong xã, trong vùng và du khách thập phương hiểu được ý nghĩa, giá trị tiêu biểu của di sản văn hóa phi vật thể lễ hội Đền Mưng.

Cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân trong xã cần quan tâm, tạo điều kiện và phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, của tỉnh tiến hành giải phóng mặt bằng, mở rộng khuôn viên, cung cấp các tài liệu, hồ sơ để di tích, lễ hội Đền Mưng sớm được nâng cấp, cải tạo và đưa vào hoạt động có hiệu quả.

Xã Trung Thành cần tích cực kêu gọi, vận động nhân dân trong xã, trong vùng, các nhà hảo tâm, con em xa quê hỗ trợ kinh phí, hiến đất, mở rộng khuôn viên, nâng cấp đường giao thông, xây dựng bến thuyền để cùng với nhà nước và địa phương nâng cấp, cải tạo di tích Đền Mưng. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, làm tốt công tác bảo vệ đồ vật, đồ thờ tại di tích, tạo không gian tôn nghiêm, sạch đẹp.

Xây dựng kế hoạch, thành lập các câu lạc bộ chèo tại làng Côn Sơn và các làng, xã lân cận, đầu tư thêm trang phục, đạo cụ, mời các nghệ nhân trong làng, trong vùng có chuyên môn tổ chức các buổi luyện tập và trao truyền, hướng dẫn cho các thế hệ trẻ trong làng, xã và trong vùng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị đặc sắc của phong tục hát chèo thờ của lễ hội Đền Mưng.

Được biết nằm trong chuỗi các hoạt động của lễ hội Đền Mưng năm 2023, ngoài phần lễ được tổ chức vào ngày chính kỵ mùng 5 tháng 3 âm lịch. Trước đó xã Trung Thành còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT thu hút đông đảo nhân dân tham gia như: Trong 2 ngày từ 22 – 23/4/2023, tức mùng 3 và mùng 4 tháng 3 âm lịch xã tổ chức giao lưu bóng chuyền da Nam giữa Công đoàn xã và thôn Côn Sơn; Tổ chức giao lưu bóng chuyền hơi và các trò chơi dân gian: nhảy bao bố, kéo co giữa các xóm trong thôn Côn Sơn; Tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tại khu di tích Đền Mưng vào tối 23/4 (tức ngày 04 tháng 3 âm lịch) giữa các xóm của thôn Côn Sơn với các thôn Yên Quả 1, Yên Quả 2 và Lương Mộng...

LỄ HỘI ĐỀN MƯNG NĂM 2023

Đăng lúc: 25/04/2023 15:29:36 (GMT+7)

Ngày 24-4, tức ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch, tại thôn Côn Sơn, xã Trung Thành đã tổ chức Lễ hội đền Mưng năm 2023, đây là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia được công nhận năm 2019.

Tới dự có đồng chí Phạm Hồng Hạnh, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện; đại diện các phòng, ban, ngành cấp huyện; đại diện lãnh đạo xã Trung Chính, Tế Nông, Hoàng Giang, cùng đông đảo nhân dân thôn Côn Sơn,xã Trung Thành, bà con trong vùng và du khách thập phương.

Đền Mưng thờ Tham Xung Tá Quốc Lê Hữu – Con trai út của Thái thú quận Cửu Chân - Lê Ngọc. Vào năm 616 đến 618 nhà Đường phương Bắc đô hộ nước ta. 5 cha con ông Lê Ngọc đã chiêu mộ binh sĩ, rèn luyện nghĩa quân phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc nhà Đường, lập nên những chiến công hiển hách, viết nên những trang sử hào hùng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Khắc ghi những công lao to lớn đó, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” dưới chân núi Côn Sơn bên dòng Lãng Giang, nhân dân đã lập Đền thờ bày tỏ lòng thành kính và ghi nhớ công ơn Đức Thánh Lưỡng đã một lòng vì dân vì nước quên thân.

Một nét đẹp văn hóa đặc sắc trong lễ hội đền Mưng mà nhân dân trong làng còn lưu giữ được đó là tục hát chèo thờ. So với hát chèo của Đồng bằng Bắc Bộ, hát chèo thờ Đền Mưng là một loại hình sinh hoạt văn hoá độc đáo ở chốn làng xã mang đậm sắc thái bản địa nên có những nét riêng và độc đáo. Đó là hát chèo thờ Đền Mưng chỉ được sử dụng trong lễ hội Đền Mưng từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 8 tháng ba âm lịch. Hát chèo thờ ở đây là hát hầu thánh, hay còn gọi là thờ thánh trong lễ hội Đền Mưng. Như vậy, có lễ hội Đền Mưng thì mới có hát chèo thờ. Trong lời hát của các làn điệu chèo thờ Đền Mưng thì những chữ luyến láy không dùng chữ i như hát chèo của Đồng bằng Bắc Bộ mà dùng chữ a. Hàng năm vào dịp lễ hội nhân dân trong vùng thường tổ chức chèo thờ rước thánh lưỡng từ Đền Mưng xuống đền Tam Giang thăm chị. Tục hát chèo thờ Đền Mưng xuất hiện từ đó.

Phát biểu tại lễ hội Đền Mưng năm 2023, đồng chí Phạm Hồng Hạnh, Ủy viên BTV huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện nhấn mạnh: Trong những năm qua cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan, ban, ngành từ huyện đến cơ sở đã có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của Đền Mưng với những việc làm thiết thực như: Lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh; Phối hợp, chỉ đạo khôi phục các trò chơi, trò diễn dân gian, phong tục hát chèo thờ, chèo cạn; từng bước tái hiện phục hồi đầy đủ các hoạt động của lễ hội Đền Mưng xưa. UBND huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2019. Cũng tại kỳ họp lần thứ 3, khóa XX Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành Nghị quyết số 89/NQ-HĐND ngày 23/12/2021 về việc thống nhất chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, cải tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Mưng, xã Trung Thành với tổng giá trị cho các hạng mục công trình là 14,9 tỷ đồng. Hiện nay UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các phòng chuyên môn cấp huyện, phối hợp với xã Trung Thành sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, mở rộng khuôn viên, hoàn thiện hồ sơ nâng cấp, cải tạo Đền Mưng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian tới.

Để bảo tồn và phát huy các giá trị di săn văn hóa truyền thống của quê hương, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phạm Hồng Hạnh đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân cũng như du khách thập phương cần tuyên truyền sâu rộng để quần chúng nhân dân trong xã, trong vùng và du khách thập phương hiểu được ý nghĩa, giá trị tiêu biểu của di sản văn hóa phi vật thể lễ hội Đền Mưng.

Cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân trong xã cần quan tâm, tạo điều kiện và phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, của tỉnh tiến hành giải phóng mặt bằng, mở rộng khuôn viên, cung cấp các tài liệu, hồ sơ để di tích, lễ hội Đền Mưng sớm được nâng cấp, cải tạo và đưa vào hoạt động có hiệu quả.

Xã Trung Thành cần tích cực kêu gọi, vận động nhân dân trong xã, trong vùng, các nhà hảo tâm, con em xa quê hỗ trợ kinh phí, hiến đất, mở rộng khuôn viên, nâng cấp đường giao thông, xây dựng bến thuyền để cùng với nhà nước và địa phương nâng cấp, cải tạo di tích Đền Mưng. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, làm tốt công tác bảo vệ đồ vật, đồ thờ tại di tích, tạo không gian tôn nghiêm, sạch đẹp.

Xây dựng kế hoạch, thành lập các câu lạc bộ chèo tại làng Côn Sơn và các làng, xã lân cận, đầu tư thêm trang phục, đạo cụ, mời các nghệ nhân trong làng, trong vùng có chuyên môn tổ chức các buổi luyện tập và trao truyền, hướng dẫn cho các thế hệ trẻ trong làng, xã và trong vùng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị đặc sắc của phong tục hát chèo thờ của lễ hội Đền Mưng.

Được biết nằm trong chuỗi các hoạt động của lễ hội Đền Mưng năm 2023, ngoài phần lễ được tổ chức vào ngày chính kỵ mùng 5 tháng 3 âm lịch. Trước đó xã Trung Thành còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT thu hút đông đảo nhân dân tham gia như: Trong 2 ngày từ 22 – 23/4/2023, tức mùng 3 và mùng 4 tháng 3 âm lịch xã tổ chức giao lưu bóng chuyền da Nam giữa Công đoàn xã và thôn Côn Sơn; Tổ chức giao lưu bóng chuyền hơi và các trò chơi dân gian: nhảy bao bố, kéo co giữa các xóm trong thôn Côn Sơn; Tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tại khu di tích Đền Mưng vào tối 23/4 (tức ngày 04 tháng 3 âm lịch) giữa các xóm của thôn Côn Sơn với các thôn Yên Quả 1, Yên Quả 2 và Lương Mộng...

Người tốt, việc tốt

Dự báo thời tiết Thanh Hóa